Trong thời đại công nghệ phát triển, bán hàng online ngày càng trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến với sự tham gia của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi “Bán hàng online có phải đóng thuế không?” luôn là mối băn khoăn của nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh pháp luật về thuế ngày càng được quản lý chặt chẽ. Hiểu được nhu cầu đó, đơn vị kế toán Thái Phong tự hào là đối tác đáng tin cậy, hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc này.
Bán hàng online là gì?
Bán hàng online là một phương thức kinh doanh hiện đại, tận dụng sự phát triển của mạng Internet để thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là hình thức phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, được nhiều đối tượng như chị em nội trợ, mẹ bỉm sữa hay sinh viên lựa chọn vì tính tiện lợi và không đòi hỏi nguồn vốn lớn.
Bán hàng online
Hoạt động bán hàng online thường diễn ra trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Shopee, Lazada,… Người bán và người mua giao tiếp, trao đổi và hoàn tất giao dịch chủ yếu thông qua các thiết bị kết nối Internet như điện thoại hoặc máy tính.
Ưu điểm lớn của mô hình này là người mua không cần đến trực tiếp cửa hàng mà vẫn có thể xem và đặt mua sản phẩm. Đồng thời, người bán không cần phải đầu tư mặt bằng, mà vẫn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng ở mọi nơi.
Trường hợp bán hàng online phải nộp thuế
Bán hàng online có đóng thuế không là câu hỏi của nhiều người bán hàng và câu trả lời là CÓ. Theo quy định pháp luật hiện hành, tất cả các cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng online đều có nghĩa vụ nộp thuế, bất kể hình thức kinh doanh như thế nào. Cụ thể như sau:
- TH1: Nếu bạn là cá nhân kinh doanh bán hàng online tự phát, không có cửa hàng cố định và không đăng ký kinh doanh, bạn vẫn cần đăng ký mã số thuế (MST) cá nhân để kê khai và nộp thuế theo quy định.
- TH2: Nếu bạn là cá nhân hoặc tổ chức có cửa hàng và đã đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, bạn phải thực hiện nộp thuế theo các mức thuế suất quy định dựa trên loại hình kinh doanh và doanh thu thực tế.
Những trường hợp nộp thuế
Mức thuế mà bạn phải nộp sẽ phụ thuộc vào doanh thu kinh doanh của bạn và quy định cụ thể từng loại thuế, như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các loại thuế khác. Việc này giúp đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ tài chính giữa các hình thức kinh doanh khác nhau.
Các loại thuế phải nộp khi bán hàng online
Một số loại thuế cần nộp
Ở trên Thái Phong đã trả lời cho câu hỏi bán hàng online có phải nộp thuế, ở phần tiếp đây là những loại thuế mà mô hình kinh doanh nào cũng phải đóng.
Lệ phí môn bài
Người bán hàng online, dù là cá nhân hay hộ kinh doanh, sẽ phải nộp lệ phí môn bài định kỳ hàng năm nếu doanh thu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Mức phí được quy định như sau:
- Doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/năm: Mức phí là 300.000 đồng/năm.
- Doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm: Mức phí là 500.000 đồng/năm.
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: Mức phí là 1.000.000 đồng/năm.
Ngược lại, các trường hợp kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định hoặc có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ không phải nộp lệ phí môn bài. Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn giúp đảm bảo sự minh bạch và uy tín trong hoạt động kinh doanh online.
Thuế thu nhập cá nhân
Người kinh doanh online có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vào ngân sách nhà nước. Thuế này được tính dựa trên công thức sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
- Doanh thu tính thuế TNCN: Là tổng doanh thu bao gồm thuế (nếu có) từ các hoạt động bán hàng, gia công, hoa hồng hoặc cung ứng dịch vụ trong kỳ tính thuế.
- Tỷ lệ thuế TNCN: Áp dụng mức 0,5%.
Thuế TNCN có thể kê khai theo tháng hoặc quý, nhưng sẽ được quyết toán theo năm. Tuy nhiên, nếu người kinh doanh không thể xác định được doanh thu thực tế, cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ tiến hành ấn định doanh thu dựa trên các thông tin thu thập được để tính toán và yêu cầu nộp thuế.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu được cộng vào giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Dù người tiêu dùng là bên chi trả thuế khi mua sản phẩm, người kinh doanh online có nghĩa vụ thực hiện kê khai và nộp thuế VAT cho nhà nước. Công thức tính thuế VAT như sau:
Số thuế VAT phải nộp = Doanh thu tính thuế VAT x Tỷ lệ thuế VAT
- Doanh thu tính thuế VAT: Là toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế trong kỳ.
- Tỷ lệ thuế VAT: Đối với người kinh doanh online, tỷ lệ áp dụng là 1% doanh thu khi đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Xử phạt khi chậm kê khai thuế
Bán hàng online có cần đóng thuế không thì đương nhiên là có, nhưng nếu biết mà không làm hoặc cố tình khai chậm thuế thì theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, các hành vi chậm kê khai thuế sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:
- Các vi phạm hành chính liên quan đến số thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa từ 500 triệu đồng trở lên được coi là vi phạm hành chính có quy mô lớn và sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
- Chậm nộp từ 1 – 30 ngày: Bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng.
- Chậm nộp trên 30 ngày: Bị phạt từ 5 – 15 triệu đồng.
Nếu hồ sơ khai thuế nộp quá 90 ngày thuộc hành vi trốn thuế, nhưng người nộp thuế đã tự giác nộp đủ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra hoặc lập biên bản, thì:
- Không bị xử phạt về hành vi trốn thuế.
- Bị phạt hành chính từ 15 – 25 triệu đồng.
Nộp chậm thuế sẽ bị xử phạt
Xem thêm:
Việc hiểu rõ các quy định về thuế khi bán hàng online không chỉ giúp bạn tránh rủi ro pháp lý mà còn xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững. Bài viết trên đây Thái Phong đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về “Bán hàng online có phải đóng thuế không”. Nếu bạn đang cần hỗ trợ về kê khai thuế hoặc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, hãy để kế toán Thái Phong đồng hành cùng bạn.