Một trong những tài liệu cần thiết không thể thiếu đối với một doanh nghiệp đó là bảng cân đối phát sinh. Nhằm mục đích thống kê những tài liệu quan trọng thuộc báo cáo tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Và để nắm được những thông tin chính xác liên quan đến những vấn đề này hãy cùng Thái Phong tham khảo bài viết sau đây:

bang-can-doi-phat-sinh

Lưu ý khi lập bảng cân đối phát sinh

Với bất kỳ vấn đề nào khi thực hiện nghiệp vụ kế toán, điều bạn cần đó là nắm bắt được thông tin một cách chi tiết và rõ ràng để thực hiện công việc sao cho hiệu quả. Để làm được việc này, Thái Phong mong rằng bạn có thể dành ra chút ít thời gian để đọc những thông tin sau về vấn đề lập bảng cân đối phát sinh:

Như thế nào là bảng cân đối phát sinh?

Là một trong những tài liệu bắt buộc mỗi doanh nghiệp cần thực hiện trong quá trình kinh doanh được quy định theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bảng cân đối phát sinh được sử dụng với mục đích phản ánh tình hình cũng như những biến động tài chính của một doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Thông thường bảng cân đôi phát sinh sẽ bao gồm: số dư đầu kỳ; số dư phát sinh trong một kỳ và số dư cuối kỳ.

Đồng thời đối với kế toán doanh nghiệp loại hình bảng báo cáo này còn được sử dụng như một cơ sở để lập nên 2 bản báo cáo chủ lực của doanh nghiệp. Cụ thể đó là bảng cân đối kế toán và báo cáo kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm

Bảng cân đối phát sinh có vai trò gì đối với doanh nghiệp

Như Thái Phong đã đề cập ở bên trên, bảng cân đối phát sinh có vai trò quan trọng đối với việc lập nên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Đầu tiên, bảng cân đối được lập ra với mục đích nhằm đối chiếu và xác định tính chính xác của số liệu được ghi chép trên sổ sách và chứng từ. Đồng thời đối với các nghiệp vụ kinh tế, trước khi lập bảng cân đối kế toán điều bạn cần làm đó là báo cáo hoạt động kinh doanh và lập bản cân đối kế toán sao cho phù hợp.

Ngoài ra, để có cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp loại hình báo cáo này cũng đóng góp phần không nhỏ trong những năn kinh doanh của công ty.

Và điều quan trọng để xây dựng nên những loại hình báo cáo quan trọng khác bảng cân đối phát sinh chính là cơ sở chính xác đáng tin cậy nhất cho các kế toán viên.

bang-can-doi-phat-sinh

Xem thêm: Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính

Điểm tương đồng và khác biệt giữa bảng cân đối phát sinh và bảng cân đối kế toán

Với mục đích sử dụng, rất nhiều người sẽ có sự nhầm lẫn đối với hai loại hình báo cáo này. Vậy cùng Thái Phong tiếp tục theo dõi điểm khác biệt và tương đồng của chúng nhé.

Điểm tương đồng

Đầu tiên khi nhắc tới hai loại hình báo cáo: bản cân đối kế toán và bảng cân đối phát sinh đều có điểm tương đồng đó là kế toán viên có thể kiểm tra và đảm bảo độ xác thực về thông tin đối với việc xử lý và nhập số liệu mế toán trong kỳ.

Đều thuộc những tài liệu quan trọng phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp về quy trình sản xuất kinh doanh.

Điểm khác biệt

Về nội dung

Bảng cân đối phát sinh sẽ thể hiện những số liệu nhằm phản ánh chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Còn đối với bảng cân đối kế toán, thông qua số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán viên có thể tập hợp những thông tin về tài sản và nguồn vốn một cách chính xác. Nhưng cần lưu ý đó là số liệu phát sinh trong một kỳ sẽ không được thể hiện qua bản báo cáo này.

Vê thành phần

Nhằm việc liệt kê toàn bộ những toàn khoản được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh, bảng cân đối phát sinh được chia làm ba phần: số dư phát sinh trong kỳ; số dư đầu kỳ và cuối kỳ.

Với hai phần chính của bảng cân đối kế toán: tài sản và nguồn vốn. Cụ thể là với tài ẩn sẽ được chia ra làm tàu sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, còn với nguồn vốn được chia theo nợ phải trả và vốn chủ sở bữu.

Hướng dẫn lập bảng cân đối số phát sinh

Thực hiện bảng cân đối số phát sinh đối với kế toán viên không phải là việc đơn giản. Đặc biệt là với những người không có đủ thông tin cần thiết.

Thông thường để thực hiện một bảng cân đối phát sinh hoàn chỉnh gồm 8 cột, cụ thể :

Cột 1: Thể hiện số hiệu tài khoản

Trong năm báo cáo, doanh nghiệp sẽ sử dụng bảng ghi số hiệu của từng tài khoản chẳng hạn như tài khoản cấp 1 hoặc cả hai tài khoản cả cấp 1 và cấp 2.

Cột 2: Số dư cuối năm

Theo thứ tự sử dụng của doanh nghiệp mà kế toán sẽ thống kê từng loại.

Cột 3,4: Số dư đầu năm

Từng tài khoản sẽ phản ánh từng loại số dư Nợ đầu năm và dư Có đầu năm.

Đồng thời căn chứ vào sổ cái hoặc nhật ký hoặc số liệu ở cột 7,8 sẽ ghi chép chi tiết từng khoản.

Cột 5,6: Số phát sinh trong năm

Dựa vào tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.

Với công việc này kế toán viên có trách nhiệm ghi chép tổng số phát sinh bên Nợ và Có của từng tài khoản theo sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.

Cột 7,8: Số dư đầu năm

Phục vụ mục đích số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm dựa theo từng khoản mục của năm báo cáo.

Áp dụng cụ thể theo công thức như sau:

Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.

bang-can-doi-phat-sinh

Xem thêm: Quy định về kiểm toán báo cáo tài chính

Trên đây là tìm hiểu về bảng cân đối phát sinh của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *