Đối với doanh nghiệp không chỉ có nghĩa vụ báo cáo tài chính mà còn cần phải in sổ sách nhằm phục vụ cho việc cần kiểm tra, tìm kiếm lại giấy tờ cần thiết. Đồng thời phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Vậy các loại sổ sách kế toán cần in cuối năm của doanh nghiệp thường gồm những gì? Sau đây hãy cùng Thái Phong tìm hiểu chi tiết.

Các loại sổ sách kế toán cần in cuối năm của doanh nghiệp đó là ?

Đối với cuối năm cần in những sổ sách kế toán gì thì doanh nghiệp cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp đề cao và quan tâm tới khá nhiều. Và sau đây hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay nhé.

Đối với doanh nghiệp sổ sách kế toán cuối năm cần in là?

Sổ sách kế toán tổng hợp

Đối với từng doanh nghiệp sử dụng hình thức ghi sổ phù hợp với điều kiện kinh doanh và độ phù hợp với doanh nghiệp sẽ triển khai sổ tổng hợp tương ứng:

  • Sổ Nhật ký chung
  • Nhật ký sổ cái (hình thức ghi sổ Nhật ký sổ cái)
  • Nhật ký chứng từ số 7,  số 8 (hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ)
  • Chứng từ ghi sổ

Sổ cái các tài khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh trong năm vừa qua của doanh nghiệp

Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán

Dựa vào Bảng cân đối kế toán in tương ứng sổ cái với số tài khoản

Sổ chi tiết các tài khoản  TK 111; 112; 131;v.v
Một số loại sổ sách kế toán thường có trong các doanh nghiệp như: – Sổ chi tiết tiền mặt

* Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền

* Sổ quỹ tiền mặt

– Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng: Được thực hiện dựa vào kết quả sao kê hàng tháng của ngân hàng
– Sổ chi tiết công nợ

* Sổ chi tiết công nợ phải thu từ khách hàng

* Sổ chi tiết công nợ phải trả từ khách hàng và nhà cung cấp

– Sổ chi tiết Tài sản cố định

* Sổ tổng hợp về tình hình của TSCĐ

* Sổ khấu hao TSCĐ

– Công cụ dụng cụ

* Sổ tổng hợp về tình trạng tăng, giảm CCDC

* Phân bổ công cụ, dụng cụ

– Vật tư, hàng hóa

* Thẻ kho nguyên vật liệu

* Thẻ kho thành phẩm, hàng hóa

* Bảng tổng hợp nhập, xuất, tình trạng tồn kho của hàng hóa

– Lương

* Bảng chấm công hàng tháng

* Bảng lương hàng tháng

 

Hướng dẫn doanh nghiệp cách sắp xếp sổ sách kế toán cuối năm

Kế toán là công việc không hề dễ dàng, không những đòi hỏi kinh nghiệm thực tế mà còn đòi hỏi một kĩ năng xử lý vấn đề khi tình huống xảy ra một cách khéo léo, đó chính là lời giải đáp thắc mắc mà doanh nghiệp đưa ra như cuối năm cần in những sổ sách kế toán gì. Cụ thể:

Xem thêm: đào tạo kế toán

 Giải quyết vấn đề với chứng từ:

–  Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo thời gian phù hợp của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã được in ra bản cứng. Hoàn thiện việc nộp báo cáo cho cơ quan thuế đúng thời định kỳ hàng tháng.

–  Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo:

+ Hóa đơn bán ra phải kèm theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào.

+Trong trường hợp khi đó doanh nghiệp bán chịu phải kẹp phiếu kế toán và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng, thanh lý để tăng độ uy tín khi thực hiện công việc

Lưu ý về tính hợp lệ với báo cáo cần nộp cho cơ quan thuế

–  Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,…

–   Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN và hoàn thuế kèm theo của từng năm.

Những loại sổ sách cần in hàng năm theo hình thức Nhật Kí Chung

1.     – Sổ nhật ký chung
2.     – Sổ nhật ký bán hàng
3.     – Sổ nhật ký mua hàng
4.     – Sổ nhật ký chi tiền
5.     – Số nhật ký thu tiền
6.     – Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
7.     – Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
8.     – Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
9.     – Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
10.                        – Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…
11.                        – Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
12.                        – Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
13.                        – Sổ khấu hao tài sản cố định
14.                        – Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
15.                        – Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
16.                        – Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
17.                        – Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

 

Kiểm tra hợp đồng kinh tế:

– Tiến hành rà soát các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có. Đồng thời tiến hành sắp xếp theo thứ tự thời gian từng hợp đồng theo loại cụ thể như hợp đồng đầu vào/ đầu ra

– Hoàn thành hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương

–  Lập quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

 

 Kiểm tra chi tiết vấn đề:

– Đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái).

– Kiểm tra sổ định khoản đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cụ thể so sánh hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán Kiểm tra, tiến hành đối chiếu công nợ khách hang. Kiểm tra các khoản phải trả và dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế Đầu vào và đầu ra có cân đối.

Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì? Công việc của kế toán tổng hợp?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *