Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định là gì? Cần lưu ý những điểm nào khi tiến hành hạch toán. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu cách hạch toán khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là phần chi phí phát sinh từ chi phí hoạt động theo thời hạn của tài sản đó. Hiểu thêm rằng khấu hao tài sản cố định là có ảnh hưởng đối với việc hao mòn tài sản như là sự mất đi về chất lượng hoặc giá trị khi không dùng hay can thiệp trong quá trình kinh doanh có thể là bị tổn thất do tác động của thiên nhiên hoặc các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.

> Xem thêm: Kế toán tiền lương là gì? Công việc của kế toán tiền lương

Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

Dưới đây là một số cách hạch toán khấu hao tài sản cố định mà các doanh nghiệp nên biết

Nếu mua TSCĐ mà không cần lắp, dùng thử nghiệm và đầu tư. .. (Không có thêm chi phí nào) dùng được ngay sẽ tính:

  • Nợ TK 211: (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
  • Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 1121/ TK 331

Xem thêm: Thông tin về thuế gtgt tài sản cố định

Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

– Trường hợp mua TSCĐ mới thì phải có trang thiết bị phụ tùng thay, cụ thể:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
  • Có các TK 111, 112, 331.

– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, thanh toán theo đợt:

+) Khi mua TSCĐ đường bộ theo hình thức trả chậm, trả góp và mang về dùng ngay trong SXKD, quy định:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]
  • Có các TK 111, 112, 331.

> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

 +) Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

 +) Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

– Trường hợp nhận viện trợ, biếu, tặng TSCĐ để mang vào phục vụ ngay trong SXKD thì quy định:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Có TK 711 – Thu nhập khác.

+) Các khoản không ảnh hưởng trực tiếp đối với TSCĐ hữu hình như cho, nhận, biếu trừ vào nguyên phí, cụ thể:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Có các TK 111, 112, 331,…

– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà hoặc công trình xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất và chuyển vào phục vụ ngay trong hoạt động SXKD thì quy định:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
  • Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112, 331,…

> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm Hải Phòng

Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

Nếu mua TSCĐ mà cần lắp đặt, vận hành thử nghiệm, lắp bổ sung. .. thì lúc đi vào hoạt động (KHÔNG dùng được ngay) sẽ là: Nợ TK 241: Mua sắm TSCĐ

  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
  • Có TK 112, 331

– Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:

  • Nợ TK 211: Tài sản cố định
  • Có TK 241:

Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

CHÚ Ý:

“Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”

Như vậy:

 – Ngày ghi tăng TSCĐ cũng là ngày ngừng trích giảm TSCĐ (Tức là nếu bạn hạch toán trong TK 211 hôm nào thì sẽ thôi trích khấu hao ngày đó)

 – Ngày ghi giảm TSCĐ cũng là thời điểm bắt đầu trích khấu hao TSCĐ. Sau khi đã biết rõ việc mua TSCĐ sẽ phục vụ những bộ phận gì thì các bạn xác định thời điểm dùng và tính toán trích lập khấu hao theo tháng

Kế toán Thái Phong chúng tôi luôn mong muốn mang tới cho Khách hàng và Quý doanh nghiệp những dịch vụ tuyệt vời nhất với giá cả hợp lý nhất. Chúng tôi có các chuyên viên nhiều năm nhất trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Vì vậy, Kế toán Thái Phong tự tin sẽ mang lại cho bạn những dịch vụ tài chính tốt nhất với sự tư vấn giúp bạn tránh được các thiệt hại không nên có.

Trên đây là tìm hiểu về cách hạch toán khấu hao tài sản cố định của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *