Bảng cân đối số phát sinh là tài liệu quan trọng, phản ánh tài sản hiện có và quá trình tăng giảm tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo, thời gian từ đầu đầu năm đến cuối kỳ báo cáo của mỗi doanh nghiệp. Cùng Thái Phong Group tìm hiểu về bảng cân đối số phát sinh và cách để lập bảng cân đối số phát sinh ngay sau đây.
Tìm hiểu về lập bảng cân đối số phát sinh
Khái niệm về bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh là phản ánh những tình hình và biến động tài chính trong kỳ của mỗi doanh nghiệp, bao gồm:
– Số dư đầu kỳ
– Số dư phát sinh trong kỳ
– Số dư cuối kỳ.
Bảng cân đối số phát sinh là cơ sở để lập nên hai loại báo cáo chủ lực của doanh nghiệp đó là báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
Mục đích của bảng cân đối số
Lập bảng cân đối số phát sinh mang ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp. Cụ thể ý nghĩa sử dụng mang lại như sau:
– Lập bảng được sử dụng nhằm mục đích đối chiếu kiểm tra số liệu khai kê trên sổ sách và chứng từ, sử dụng nhằm xác định tính chính xác của các số liệu và nghiệp vụ kinh tế trước khi thực hiện lập bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
– Bảng cân đối số phát sinh phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp báo cáo trong năm.
– Bảng cân đối cũng là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng báo cáo hoạt động kinh doanh.
>> Xem thêm: Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán hiệu quả nhất
Cách thức và quy trình cách lập bảng cân đối số phát sinh
Kế toán muốn lập bảng cân đối số phát sinh đúng chuẩn và dễ dàng, buộc phải nắm rõ cách xây dựng bảng cân đối số phát sinh. Thái Phong Group xin chia sẻ cách lập bảng cân đối số phát sinh sau đây, cách lập theo thông tư 200/2014/TT-BTC:
Cột số 1 – Số hiệu hóa tài khoản
Tại đây, tiến hành lập các tài khoản cấp 1, hoặc có thể nhập liệu cả tài khoản cấp 1 và 2 được các doanh nghiệp sử dụng trong bảng báo cáo.
Cột số 2 – Tên tài khoản
Tại cột tên tài khoản, tiến hành nhập tên tương ứng cho mỗi tài khoản với số hiệu tài khoản doanh nghiệp sử dụng trong bảng báo cáo của doanh nghiệp.
Cột số 3 và cột số 4 – Số dư đầu kỳ
Trong đây bao gồm hai số liệu chính đó là:
– Số dư có đầu kỳ
– Số dư nợ đầu kỳ.
Số liệu sử dụng trên được căn cứ theo sổ nhật ký hay sổ cái. Hoặc sử dụng cột 7 và cột 8 của bảng cân đối kế toán của năm trước.
Cột số 5 và cột số 6 – Số phát sinh trong kỳ
Tại đây, số phát sinh trong kỳ được căn cứ dựa trên tổng số sợ phát sinh và số phát sinh có của từng tài khoản trong kỳ. Số liệu này được lấy dựa trên tổng số phát sinh nợ của doanh nghiệp và tổng số phát sinh có ghi trên nhật ký chung hoặc sổ cái chung trong năm báo cáo của doanh nghiệp.
Cột số 7 và cột số 8 – Số dư cuối kỳ
Số dư cuối kỳ của doanh nghiệp phản ánh:
– Số dư nợ cuối năm
– Số dư có cuối năm
Số liệu trong từng khoản mục trong năm báo cáo của doanh nghiệp, được tính theo công thức như sau:
Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm = Số dư cuối kỳ
>> Xem thêm: Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán
Giải thích thuật ngữ ký hiệu
– Cột số 1 – Số hiệu tài khoản: Ghi số hiệu của từng tài, từ loại 1 đến loại 9 (1XX đến 911).
– Cột số 2 – Tên tài khoản: Tên tài khoản được diễn giải tương ứng với số hiệu tài khoản.
– Cột số 3 – Số dư đầu kỳ: Thể hiện số dư nợ của đầu kỳ theo từng tài khoản của doanh nghiệp.
– Cột 4 – Số phát sinh trong kỳ: Thông tin tài khoản phát sinh nợ trong kỳ,lấy từ sổ chi tiết và sổ cái của từng tài khoản tương ứng.
– Cột số 5 – Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư nợ cuối kỳ cùng số dư có cuối kỳ.
>> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp chữ ký số Hải Phòng
Lập bảng cân đối số phát sinh là phương pháp được mọi doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích chuyển đổi số trước yêu cầu của chính phủ nhà nước. Quý khách cần sử dụng dịch vụ kế toán Hải Phòng hãy liên hệ Thái Phong Group để được hỗ trợ sớm nhất.
Số hotline: 090.6151.768
Địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng