Bảng cân đối kế toán là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán được sử dụng để tổng hợp và hiển thị chi tiết các thông tin liên quan đến tài sản và nguồn thu của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định trong năm tài chính. Vậy cách đọc và phân tích bảng cân đối kế toán như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

> Xem thêm: Phân biệt giữa hoá đơn đỏ và hoá đơn gtgt

phân tích bảng cân đối kế toán

Các phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán

– Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang: được sử dụng để đánh giá, so sánh các chỉ tiêu của Bảng CĐKT trong hai hoặc nhiều thời điểm lập bảng, thể hiện qua số chênh lệch tuyệt đối và tương đối, qua đó làm rõ xu hướng biến động theo thời gian của các chỉ tiêu. Ví dụ, so sánh tổng tài sản của một công ty tại ngày 31/12/N với số liệu tại ngày 31/12/N+1 để thấy biến động tăng, giảm hay ổn định (qua số chênh lệch tuyệt đối), cũng cho thấy tốc độ biến động bao nhiêu phần trăm so với thời điểm trước đó (qua số chênh lệch tương đối).

– Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: được sử dụng để tính toán, xác định tỷ lệ phần trăm để thấy tỷ trọng (cơ cấu) của một mục/chỉ tiêu trên Bảng CĐKT với tổng số hoặc chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng tỷ lệ trên một số liệu cơ sở trên báo cáo. Ví dụ, xác định cơ cấu của Nợ phải trả hoặc Vốn chủ sở hữu trên Tổng Nguồn vốn hoặc trong tổng số nợ phải trả thì xác định cơ cấu của từng khoản nợ.

– Phân tích tỷ trọng trên bảng cân đối kế toán

Phương pháp tỷ trọng thực hiện dựa trên các tỷ lệ chuẩn mực chung của một đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Theo đó, sự biến đổi của tỷ lệ thể hiện sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng hay định mức nhất định làm cơ sở so sánh.

Có 3 tỷ lệ được sử dụng nhiều nhất trong phân tích báo cáo tài chính gồm:

  • Khả năng thanh toán: Phản ánh, đánh giá khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
  • Khả năng cân đối vốn, nguồn vốn: Phản ánh, đánh giá mức độ ổn định và tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
  • Khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả hoạt động, đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

> Xem thêm: Mẫu hóa đơn gtgt đầu ra bạn cần biết

phân tích bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán kết cầu gồm hai phần chính: Tài Sản và Nguồn vốn. Với cơ cấu và nguyên tắc cân bằng: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

  • Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn.

Các tài sản cho biết doanh nghiệp đã dùng vốn vào các tài sản gì. Đối với doanh nghiệp sản xuất thông thường thì tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Điều này ngược lại với các doanh nghiệp thương mại.

  • Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

Các khoản nợ phải trả bao gồm: ngắn hạn và dài hạn, hình thành từ: Vay ngân hàng, phải trả người bán,…

Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn: Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ,…

> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thuế tại Hải Phòng

phân tích bảng cân đối kế toán

Làm thế nào để bạn phân tích một bảng cân đối kế toán?

Bảng cân đối kế toán của một công ty có thể được đánh giá bằng ba loại thước đo chất lượng đầu tư chính: vốn lưu động hoặc thanh khoản ngắn hạn, hiệu suất tài sản và cơ cấu vốn hóa.

Hệ số khả năng thanh toán là gì?

Đâу lầ các hệ ѕố thanh khoản của doanh nghiệp, có chức năng phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ haу không.

Ý nghĩa của tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là gì?

Hệ ѕố nàу thể hiện tỷ lệ giữa ᴠốn chiếm dụng ᴠà ᴠốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nàу cao hơn 100% thì đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc doanh nghiệp chiếm dụng ᴠốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, ᴠà ngược lại.

> Xem thêm: Dịch vụ kế toán Hải Phòng

phân tích bảng cân đối kế toán

Trên đây là tìm hiểu về phân tích bảng cân đối kế toán của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *