Với các doanh nghiệp việc mở rộng quy mô kinh doanh để kiếm về lợi nhuận là điều mà họ quan tâm và hướng tới nhiều nhất. Nhưng để mở rộng thêm chi nhanh thì không phải việc dễ dàng, đặc biệt là vấn đề chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không? Trong bài viết này Thái Phong sẽ làm rõ vấn đề này.

chi-nhanh-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong

Thông tin về vấn đề chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không

Để làm rõ vấn đề về việc chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không Thái Phong sẽ đề cập thông qua những thông tin sau đây.

Chi nhánh được hiểu là gì?

Được hiểu là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, việc chi nhanh được thành lập có mục đích mở rộng quy mô kinh doanh đồng thời là thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhanh tại địa bàn trong nước hoặc nước ngoài.

Là một đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc đóng vai trò là một phần chức năng của pháp nhân. Không chỉ vậy chi nhánh còn đóng vai trò là chức năng đại diện theo ủy quyền.

Trong đó, điều bạn cần biết đò là chi nhánh ở đây không phải là pháp nhân. Chi chính có thể được đặt ở nhiều nơi khác với trụ sở pháp nhân. Người đứng đầu của chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện theo ủy quyền của pháp nhân. Còn pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự xử lý những phát sinh từ giao dịch mà cho chi nhánh xác lập.

Xem thêm: đào tạo kế toán

Lưu ý về thành lập chi nhánh

Khi nắm được những lưu ý về chi nhánh của doanh nghiệp bạn sẽ có thêm hiểu biết để xác định được câu trả lời mà mình mong muốn trong vấn đề chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không.

Theo Luật thương mại trong lĩnh vực thương mại không tồn tại quy định về chi nhánh của thương nhân tại Việt Nam mà chỉ tồn tại quy định về quy định đối với chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại địa bàn Việt Nam.

Đơn vị chi nhánh của thương nhân nước ngoài ở nước ta được coi là đơn vị phụ thuộc của thương nhân. Đơn vị này được thành lập và hoạt động tại nơi đặt chi nhánh theo quyết định của cơ quan nhà nước. Kèm theo đó thương nhân phải có trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của chi nhánh.

Trong đó, chi nhánh của thương nhân có điểm khác so với văn phòng đại diện của thương nhân. Chi nhánh được xác lập và tiến hành hoạt động giao dịch, ký kết phù hợp với nội dung đã đăng ký trong giấy phép. Còn văn phòng địa diện của thương nhân được thành lập với mục đích xúc tiến thương mại như không có quyền thực hiện mua bán hay cung ứng dịch vụ thương mại.

chi-nhanh-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong

Xem thêm: trải nghiệm dịch vụ kế toán giá rẻ

Đặc trưng của chi nhánh là gì?

Là một đơn vị phụ thuộc vào trụ sở chính, chi nhánh được thành lập hợp pháp và sở hữu con dấu cùng tài khoản riêng. Nhưng về tài sản thì chi nhánh không hoàn toàn độc lập, phải dựa vào nhân danh của trụ sở chính để thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không thể nhân danh bản thân của chi nhánh đó để thực hiện.

Cụ thể thì chi nhánh có những điều mà bạn cần nắm rõ như sau:

  • Phương thức hoạt động và chức năng của chi nhánh giống như một công ty thu nhỏ. Chi nhánh có vai trò thực hiện toàn bộ hoặc tiến hành một phần chức năng của doanh nghiệp.
  • Địa điểm hoạt động của chi nhánh được quyết định dựa vào doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp có quyền quyết định đặt một hay nhiều chi nhánh tại 1 địa phương theo địa giới hành chính phù hợp.
  • Chi nhánh có thể đăng ký số lượng ngành nghề kinh doanh phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp. Có thể đăng ký với số lượng ngành nghề ít hơn hoặc bằng số lượng ngành nghề với công ty. Nhưng những ngành nghề được đăng ký phải phù hợp và đúng với ngành nghề mà công ty đã đăng ký để hoạt động. Không được đăng ký những ngành nghề nằm ngoài lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Tại đây chúng ta có thể kết luận được vấn đề chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không, Thái Phong  mong rằng với mỗi người sẽ có cách trả lời riêng thông qua những thông tin mà Thái Phong đã đề cập.

chi-nhanh-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong

Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán

Chi nhánh và doanh nghiệp có được phép thành lập cùng lúc không?

Tới phần tiếp theo của viết, để làm rõ hơn vấn đề dành cho bạn đọc còn có những thắc mắc về vấn đề chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không. Tại đây Thái Phong sẽ đề cập tới những thông tin sau:

Dựa theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trong nước hoặc nước ngoài. Bản thân doanh nghiệp có thể đặt một hay nhiều chi nhánh ở một địa phương dựa vào khả năng kinh doanh và vốn của mình. Điều này đã được Thái Phong đề cập bên trên.

Tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã nêu rõ rằng chi nhánh chỉ được tính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Qua những lập luận trên, chúng ta có thể kết luận rằng theo quy định muốn thành lập chi nhánh trước hết phải thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Hay nói cách khác doanh nghiệp phải phù hợp với quy định đã đề ra của cơ quan Nhà nước.

Trên đây là tìm hiểu về chi nhánh có được thành lập doanh nghiệp không của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *