Khái niệm chi phí biên (Marginal Cost) là gì? Lấy ví dụ về chi phí biên? Công thức tính chi phí biên? Mối quan hệ giữa chi phí biên với các loại chi phí khác? Những phần chi phí tăng thêm khi sản xuất phần sản lượng đầu ra của đơn vị kinh doanh được xác định bằng một tiêu chí được gọi là chi phí biên. Hãy cùng kế toán Thái Phong đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
> Xem thêm: Những cách tính biên lợi nhuận ròng
Chi phí biên là gì?
Khái niệm chi phí biên
Chi phí biên được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra.
Chi phí biên là phần chi phí tăng thêm tương ứng với một sản phẩm được sản xuất thêm so với số lượng dự tính ban đầu, từ chi phí biên mà ta biết được số phí tổn hay chính là mức tiền mà công ty phải bỏ ra để sản xuất thêm 1 sản phẩm nữa.
Hay hiểu theo cách đơn giản thì chi phí biên chính là sự biến đổi trong tổng chi phí sản xuất khi tăng thêm hoặc giảm đi một đơn vị sản phẩm do với dự tính ban đầu.
> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về cách tính biên lợi nhuận gộp
Mối quan hệ giữa chi phí biên với các loại chi phí khác
Sự thay đổi trong thông số này có thể làm biến động đến những loại chi phí khác theo hướng tăng dần hoặc giảm dần.
Khi chỉ số này nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình sẽ được xác định là giảm cần.
Khi chỉ số này bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu.
Khi chỉ số này lớn hơn chi phí trung bình thì giá trị của chi phí trung bình sẽ tăng dần.:
Khi chỉ số này nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình sẽ bị giảm dần.
Khi chỉ số này bằng mức chi phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu.
Khi chỉ số này lớn hơn chi phí biến đổi trung bình thì giá trị của chi phí biến đổi trung bình sẽ được tăng dần.
Ưu điểm
Việc các nhà quản lý áp dụng phương pháp chi phí biên vào quá trình giải quyết công việc bởi vì nó có các ưu điểm điển hình như:
– Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cho người quản lý dễ dàng so sánh được kết quả của quá trình thưc hiện kế hoạch để từ đó đưa ra được quyết định cắt giảm những hoạt động không đem lại được hiệu quả, đồng thời đối chiếu, so sánh doanh thu….
– Cách thức đơn giản, dễ dàng áp dụng đồng thời tạo ra hiệu suất hiệu quả hơn.
– Giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định có giá trị, từ tổng hợp kết quả để đưa ra các kế hoạch sản xuất mới.
– Từ việc áp dụng thông số này mà có thể lựa chọn ra được sản phẩm tối ưu nhất có giá thành sản xuất không bị biến động.
Nhược điểm
– Trong quá trình áp dụng thông số này thì người quản lý thường gặp khó khăn, hạn chế khi thực hiện các thủ tục định giá sản phẩm tồn kho.
– Trong một số trường hợp, việc sử dụng kết quả của thông số này để đưa ra quyết định thì sẽ khá nguy hiểm và nhiều rủi ro…
– Thông số này trong tiếng anh là Marginal Cost
> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế
Công thức xác định chi phí biên
Chi phí = thay đổi của tổng chi phí/thay đổi của tổng sản lượng.
MC = ∆TC/∆Q = dTVC/dQ
MC có thể tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm TC hay hàm TVC (khi TC và TVC là hàm số)
Thông số nàybiểu thị sự tăng thêm cần thiết để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng (hay mức giảm trong tổng khi sản xuất ít đi một đơn vị sản lượng).
> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Hải Phòng
Trên đây là tìm hiểu về chi phí biên của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.