Trong một tổ chức làm việc, mỗi bộ phận đều đảm nhiệm chức trách khác nhau. Và bằng các phương thức khác nhau để đều dẫn tới mục tiêu chung đó là hướng tới sự phát triển ổn định cho doanh nghiệp. Bộ phận phòng tài chính kế toán chính là ví dụ điển hình nhất. Vậy công việc của bộ phận này gồm những gì? Cụ thể những lợi ích mà bộ phận này mang tới cho doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Thái Phong xem qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Phòng tài chính kế toán được định nghĩa như thế nào ?
Có thể hiểu phòng tài chính kế toán là trung tâm của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bộ phận này chịu trách nhiệm đảm bảo quản lý nguồn tài chính cần thiết một cách hiệu quả và chặt chẽ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hay đơn giản hơn đây là bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Đóng vai trò tham mưu cho Ban giám đốc trong việc hạch toán kế toán, quản lý nguồn vốn hiệu quả. Công việc này nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất.
Trách nhiệm của phòng kế toán tài chính phải đảm nhiệm
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được cần có nguồn cung cấp tài chính ổn định. Phòng tài chính kế toán là mạch máu của tất cả các doanh nghiệp và cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Chức năng của nghiệp vụ tài chính kế toán với doanh nghiệp
- Đầu tiên phải kể đến trong những chức năng của bộ phận này đó là việc quản lý các nghiệp vụ kế toán tài chính. Hay chính là quản lý toán bộ nguồn thu và chi đến từ công ty theo đúng pháp luật hiện hành.
- Đồng thời trong đó nghiệp vụ tài chính kế toán còn đảm nhiệm việc tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công việc liên quan tới vấn đề tài chính kế toán của doanh nghiệp. Không chỉ vậy bộ phận này còn phải thường xuyên cập nhật các thủ tục hành chính và các loại văn bản pháp luật liên quan.
Việc này nhằm phản ánh sát sao sự biến động, thay đổi của tài sản và nguồn vốn tới các cấp lãnh đạo. Giúp cho công ty kịp thời nắm được các chế độ kế toán hiện hàng và có hướng hoạt động hợp lý với tình hình phát triển của doanh nghiệp.
- Ngoài việc tham gia cố vấn cho cấp quản lý, công việc này còn bao gồm việc phối hợp với các bộ phận công ty khác trong doanh nghiệp. Đóng góp ý kiến để cải thiện hiệu quả làm việc của bộ phận.
Nhiệm vụ cơ bản của phòng tài chính kế toán
Để phản ánh chính xác những nghiệp vụ trên bảng cân đối kế toán, các doanh nghiệp đều cần thực hiện các nghiệp vụ sau:
Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
Xem thêm: rà soát kiểm tra hóa đơn
Nghiệp vụ kế toán vốn:
Hạch toán các khoản liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hoặc tiền đang trong thời gian chuyển.
Nghiệp vụ kế toán tiền lương.
Đây là công việc nhằm đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho người lao động về mặt tiền lương.
Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định
Công việc này nhằm đánh giá chất lượng và giá trị tài sản để tiến hành hach toán một cách dễ dành chi tiết hơn.
Nghiệp vụ kế toán công nợ.
Đây là nghiệp vụ tài chính kế toán cơ bản của hầu hết những người làm trong bộ phận này.
- Hạch toán chi tiết từng khoản nợ và những lần thanh toán của từng đối tượng
- Thực hiện kiểm tra và thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm vốn hoặc nợ xấu.
Nghiệp vụ kế toán doanh thu.
- Thực hiện công việc thống kê, tổng hợp lại chứng từ bán hàng
- Kiểm soát tình hình doanh thu chi tiết của doanh nghiệp
Nghiệp vụ kế toán chi phí.
Đảm nhận công việc ghi chép, thu nhập và phân lọa các chi phí piên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiệp vụ thuế
- Đảm bảo thực hiện chính xác các bút toán thuế TNCN, TNDN, GTGT
- Khai nộp thuế đúng hạn, đầy đủ
Lập dự toán thu – chi theo định kỳ hàng quí, hàng năm
Bộ phận này còn bao gồm công việc thực hiện lập báo cáo, quyết toán tài chính dựa theo các khoản thu và chi. Theo dúng quy định về chế đọ kế toán-tài chính của Nhà nước theo định kỳ.
Xem thêm: dịch vụ lập và in chứng từ
Dự đoán được các rủi ro liên quan đến các hoạt động tài chính
Dựa theo đánh giá hoạt động tài chính để từ đó đo lường các lợi nhuân trong kỳ kinh doanh.
Dự báo các khả năng xảy ra rủi ro để đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp
Đáp ứng các yêu cầu kiểm tra của thanh tra
Có thể nói bộ phận phòng tài chính kế toán chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan pháp luật Nhà nước.
Khi cơ quan chức năng hoặc cơ quan thuế có yêu cầu thì người kế toán phải có nghĩa vụ tuân theo và phối hợp làm việc
Chỉ khi đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền thì doanh nghiệp mới có cơ hội làm việc thuận lợi. Qua đó không chỉ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp mà còn đảm bảo lợi ích và khẳng định độ uy tín của doanh nghiệp.