Theo Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định về việc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Vậy, những nhóm hộ kinh doanh nào cần kê khai đầy đủ hóa đơn đầu vào? Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể yêu cầu những chứng từ gì? Hãy cùng theo kế toán Thái Phong tìm hiểu nhé.
> Xem thêm: Thời hạn kê khai hoá đơn gtgt đầu vào
Một số thông tin về hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể
Hóa đơn đầu vào hay còn được biết đến với tên khác là hóa đơn mua hàng. Đây là loại hình hóa đơn dùng để giải trình về hành vi mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán dịch vụ,… với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trì hoạt động doanh nghiệp. Hóa đơn đầu vào thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng
Những chứng từ cần thiết đi kèm với hóa đơn đầu vào
Các hình thức hóa đơn đầu vào hiện nay
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn bán hàng
Một số loại hóa đơn đầu vào khác như chứng từ thu phí; tem phiếu thu tiền, thẻ các loại vé, phiếu thu tiền cước vận chuyển,…
> Xem thêm: Cách cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào
Quy định về hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể
Doanh nghiệp nào được lập hóa đơn theo kỳ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn bán hàng được coi là hợp lệ bắt buộc phải có những tiêu thức sau:
Có đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế của bên mua và bên bán
Kê khai chính xác: STT, tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa dịch vụ, thành tiền, thuế suất, thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền
Thời điểm lập hóa đơn
Mã của cơ quan thuế
Ký và đóng dấu của bên bán
Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại
Về tính hợp pháp, hóa đơn đầu vào cần có thủ tục thông báo phát hành, quy định khởi tạo hóa đơn
> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không yêu cầu hóa đơn đầu vào
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Nghị định 218/2013/NĐ-Cp đã hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể không cần hóa đơn đầu vào để kê khai thuế trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào:
Các mặt hàng đó bao gồm: nông sản, thủy hải sản từ các cá nhân đánh bắt/sản xuất trực tiếp bán ra, người nuôi dưỡng; sản phẩm được làm bằng tay từ các nguyên/vật liệu: đay, cói, tre, mây, rơm….hoặc những nguyên liệu khác được tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp; sản phẩm được sản xuất thủ công không trực tiếp kinh doanh bán ra như: đất, đá, cát, sỏi (có được từ việc khai thác hợp pháp); và một số tài nguyên/ sản phẩm được bán ra trực tiếp đạt mức doanh thu không quá 100 triệu đồng/ 1 năm (mức doanh thu hiện hành bắt đầu phát sinh thuế GTGT)
Tuy nhiên, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc khai kê Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ thay cho hóa đơn đầu vào.
Thứ hai, đơn hàng mua sản phẩm/dịch vụ có giá trị không vượt quá 200.000 đồng
Hộ/ cá nhân kinh doanh không cần cung cấp hóa đơn đầu vào nếu hàng hóa/ dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng.
Ngoài hai trường hợp trên, hộ kinh doanh bắt buộc phải cung cấp hóa đơn đầu vào khi mua hay nhập hàng hóa. Nếu không cung cấp đầy đủ, hộ kinh doanh có thể bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP khi có cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra.
Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể
Mới đây, theo TT78/2021/TT-BTC, Bộ Tài chính đã hướng dẫn về sự chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử và đã được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước. Vậy hóa đơn điện tử đầu vào có quy định gì đặc biệt? Nên chọn phần mềm nào để phát hành hóa đơn điện tử?
Về cơ bản, hóa đơn điện tử đầu vào là hình thức ở dạng điện tử và đáp ứng đầy đủ quy định như một tờ hóa đơn giấy. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số quy định khác như sau:
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Thứ nhất, có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
Thứ hai, thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. ”
Về phương diện nội dung của hóa đơn điện tử yêu cầu:
Thông tin hóa đơn: tên hóa đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
Thông tin người bán trên hóa đơn bao gồm: Tên, địa chỉ, Mã số Thuế
Thông tin người mua trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế
Thông tin hàng hóa/ dịch vụ: STT, Tên, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền (Ghi rõ bằng số và bằng chữ)
Chữ ký điện tử
Lưu ý:
Khi hộ kinh doanh cung cấp hóa đơn điện tử yêu cầu: bản hóa đơn điện tử có định dạng XML có tính chất pháp lý khi toàn vẹn không bị sửa đổi và bản định dạng PDF.
> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế Hải Phòng
Có thể nói, hóa đơn điện tử về nội dung giống như bản hóa đơn giấy thông thường. Tuy nhiên, để tránh việc cung cấp hóa đơn không hợp lệ, các hộ/cá nhân kinh doanh nên chọn phần mềm từ những tổ chức uy tín
Trên đây là tìm hiểu về hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.