Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp cần phải tiến hành quyết toán, tổng hợp và thống kê các số liệu trong năm sau mỗi kỳ kế toán. Qua công việc này, doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá một năm hoạt động tài chính. Do đó, việc in ấn các loại sổ sách là vô cùng cần thiết. Vậy có cách nào hướng dẫn in sổ sách kế toán cuối năm hiệu quả? Và trong quá trình xử lý doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề gì? Tham khảo bài viết dưới đây để cùng Thái Phong giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.
Hướng dẫn in sổ kế toán cuối năm hiệu quả
Với bài viết sau đây của Thái Phong bạn sẽ được giải đáp kĩ lưỡng về vấn đề hướng dẫn in sổ kế toán cuối năm.
Đối với hóa đơn đầu vào
Một trong những chứng từ kế toán quan trọng để làm căn cứ pháp lý trong hạch toán kế toán đó là hóa đơn GTGT. Loại hóa đơn này cần lưu ý lưu riêng theo từng tháng hoặc quý, tùy thuộc vào hình thức kê khai của doanh nghiệp. Nhằm tránh mất mát và dễ tìm lại khi có nhu cầu. Cách săp xếp hiệu quả với hóa đơn gốc này sẽ được đánh số thứ tự như trên bảng kê hóa đơn GTGT đầu vào hàng tháng/quý. Còn với bản hóa đơn phô tô thì sẽ kẹp vào bộ chứng từ phiếu chi
Xem thêm: Đào tạo kế toán
Với hóa đơn đầu ra
– Sắp xếp theo thứ tự bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra hàng tháng/quý đối với liên3.
– Đối với Hóa đơn đầu ra nào có Biên bản điều chỉnh hóa đơn thì phải kẹp biên bản vào luôn cùng quyển hóa đơn
– Hóa đơn đầu ra nào có biên bản thu hồi hóa đơn và hóa đơn liên 2 dán cùng
Đối với chứng từ kê khai báo cáo thuế
– Xử lý tờ khai thuế GTGT,thuế TNDN , thuế TNCN tạm tính háng tháng được in có chữ ký điện tử lưu từ tháng 01- tháng 12, theo từng loại thuế. In và lưu cùng tờ khai nếu có chứng từ nộp thuế đi kèm .
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được in kẹp 4 quý.
– Báo cáo tài chính năm có thể thực hiện nộp qua mạng và in ra có chữ ký điện tử lưu cùng hồ sơ khai thuế trong năm
– Kẹp riêng một file các thông báo thuế và chứng từ thuế liên quan.
Xem thêm: bí quyết làm tốt công việc kế toán cuối năm
Cách xử lý phiếu thu, phiếu chi
Kẹp đầy đủ hóa đơn chứng từ đi kèm. Công việc này giúp cho kế toán cho vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, yêu cầu mỗi phiếu chi tiền sẽ phải có đầy đủ chứng từ bao gồm: phiếu nhập kho, hóa đơn, biên bản bàn giao, hợp đồng, báo giá,….
Đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn với phiếu thu, chi dựa theo theo số ngày trong tháng. Cuối tháng kẹp phiếu thu một bộ, phiếu chi riêng một bộ và tiến hành xếp theo tháng và theo năm.
Mẫu Phiếu thu – Phiếu chi
Chứng từ công nợ
Đối với vấn đề này phải bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả. Cụ thể:
– Biên bản bù trừ công nợ
– Hàng tháng kế toán tiến hành gửi khách hang các biên bản đối chiếu công nợ và tập hợp chứng từ thành từng tháng.
Chứng từ ngân hàng:
– Được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng trên sao kê ngân hàng: Loại giấy tờ này thường bao gồm các loại như:ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy nộp tiền vào NSNN, báo có, … Trong trường hợp phát sinh nhiều ngân hàng thì đóng thành từng File và kẹp theo từng tháng.
– Các hồ sơ khác: lãi suất tiền gửi, hồ sơ vay vốn ngân hàng, … kẹp vào 1 File
Phiếu nhập kho, xuất kho đối với nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa
Đối với những loại phiếu này, hướng giải quyết cũng được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Cuối mỗi tháng phân loại thành hai loại nhập kho và xuất kho. Đây cũng là một trong những hướng dẫn in sổ sách kế toán cuối năm hiệu quả. Đặc biệt phải chi tiết từng phân xưởng, bộ phận để tạo điều kiện tìm kiếm lại khi cần thiết.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu
Hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu sẽ được lưu theo bộ chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu gồm:
Hóa đơn thương mại (Invoice) | Hợp đồng thương mại (Contract) |
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packinglist) | Vận đơn (Bill of lading) |
Tờ khai hải quan | Chứng từ thanh toán qua ngân hàng |
Đối với chứng từ vay mượn
- Chứng từ vay mượn tiền: có phụ lục hợp đồng, hợp đồng vay mượn, biên bản thanh lý
- Chứng từ vay mượn vật tư, hàng hóa bao gồm: hợp đồng vay mượn phiếu nhập, xuất kho,…
Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán
Cách xử lý chứng từ tiền lương
1. Bảng chấm công xếp theo thứ tự 12 tháng trong năm |
2. Bảng thanh toán tiền lương được đóng quyển từng tháng và lưu thành năm |
3. Các quyết định bổ nhiệm, tăng lương,… |
4. Hồ sơ của người lao động: hồ sơ xin việc, sổ bảo hiểm,… |
5. Các giấy tờ khác liên quan đến thuế TNCN chẳng hạn như: hồ sơ đăng ký người phụ thuộc, đăng ký mã số thuế người nộp thuế,… |