Trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đây là bộ phận giúp doanh nghiệp quản lý tình hình tài chính, vốn và doanh thu của doanh nghiệp. Hiện nay, kế toán được chia thành hai bộ phận chủ yếu đó là kế toán doanh nghiệp và kế toán công. Nếu không phải là người có kiến thức chuyên ngành có lẽ sẽ có sự nhầm lẫn giữa hai công việc này. Vậy làm sao để phân biệt hai vị trí này một cách chính xác nhất? Đây chính là vấn đề mà Thái Phong sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết này.
Hiểu biết cơ bản về kế toán doanh nghiệp và kế toán công
Để hiểu được sự khác biệt của kế toán công và kế toán doanh nghiệp, trước hết bạn nên hiểu cơ bản về định nghĩa của hai công việc này.
Kế toán doanh nghiệp là gì? Công việc cụ thể như thế nào?
Kế toán doanh nghiệp giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ khi giữ chức vụ này đó chính là tiến hành các hoạt động thu nhập, xử lý, kiểm tra và phân tích. Dưới hình thức giá trị, hiện vật cộng với thời gian lao động các thông tin về lĩnh vực tài chính kinh tế.
Kế toán công được hiểu như thế nào ?
Kế toán công được hiểu là người đảm nhiệm công việc kế toán tài chính tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Với nhiệm vụ đó là quản lý, theo dõi sát sao nguồn tài chính công, đảm bảo tính minh bạch và hợp lý khi sử dụng tài chính công.
Không chỉ vậy, kế toán công còn có nhiệm vụ hỗ trợ công tác đào tạo cho các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp. Điều này nhằm giải quyết ổn thỏa các vấn đề phát sinh về tài chính.
Nhiệm vụ cơ bản mà kế toán công và kế toán doanh nghiệp đảm nhiệm
Công việc chung của kế toán công
- Công việc của kế toán công sẽ phụ thuộc vào quy mô vài tình hình phát triển của mỗi công ty. Nhưng nhìn chung thì hầu hết những người giữ chức vụ này đều bao gồm những công việc sau:
- Phụ trách quản lý những khoản chi phí và tài khoản chung, ví dụ như tài chính trong các đơn vị và tổ chức. Với nghiệp vụ của kế toán công, cơ hội việc làm luôn mở rộng. Bạn có thể làm việc tại các cơ quan hải quan, cơ quan thuế hoặc bạc nhà nước.
- Tham gia công tác đào tạo và nâng cấp trình độ cho các nhân viên trong công ty. Hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ một cách hiệu quả nhất.
- Cung cấp các thông tin, kiến thức về cách quản lý và đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong công việc liên quan tới lĩnh vực kinh tế xã hội.
- Không chỉ phụ trách những công việc này mà nghiệp vụ của kế toán công còn bao hàm chức trách lập bản báo cáo, ghi chép sổ sách. đồng thời là thống kê, tập hợp những thông tin liên quan đến những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển của công ty.
>> Xem thêm: Công việc của kế toán doanh nghiệp
Công việc chung của kế toán doanh nghiệp
- Giống như tên gọi, chức vụ này có trách nhiệm giải quyết nhưng vấn đề liên quan đến tài chính thương mại của doanh nghiệp.
- Chẳng hạn như việc cung cấp số liệu, tài liệu cho lãnh đạo và giúp công ty vạch ra những kế hoạch tài chính, hoạt động kinh doanh một cách hợp lý.
- Không chỉ vậy công việc này còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp cấn đối tài chính hợp lý và các quyết định quan trọng.
- Những tài liệu, số liệu mà kế toán doanh nghiệp cung cấp còn giúp ích cho doanh nghiệp trong việc giải quyết những mâu thuẫn thương mại bao gồm khiếu nại và tố cáo vấn đề liên quan tới tài chính.
- Công việc này người kế toán doanh nghiệp còn phải đảm nhiệm việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt vai trò quản lý chi phí của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động phát triển. Đồng thời lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi tiết, giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết.
- Cung cấp thông tin chính xác để đưa ra cách tính thuế tốt nhất. Soạn thảo ban hành những luật lệ về thuế cho doanh nghiệp và hạn chế thất thu thuế.
>> Xem thêm: kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ
Điểm khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp
Có thể nói công việc kế toán công và kế toán doanh nghiệp phần lớn đều giống nhau.
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai công việc này đó là đối tượng theo dõi và mục đích theo dõi của mỗi công việc:
Đối với kế toán công
Đối với kế toán công thì đối tượng theo dõi phản ánh lại chính xác tình hình hoạt động của tổ chức xã hội. Đặc biệt là công việc này không nhắm đến mục đích kiểm tra và quá trình theo dõi doanh thu, lợi nhuận của đối tượng được theo dõi.
Đối với kế toán doanh nghiệp
Còn với công việc kế toán doanh nghiệp, đối tượng theo dõi chính là tình hình hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Mục đích theo dõi chính là phân tích doanh thu, chi phí phát sinh của từng giai đoạn hoạt động. Sau đó dựa vào số liệu chính xác được tính ra làm cơ sở cho các quyết định quan trọng, tìm phướng án phù hợp cho vấn đề. Đồng thời góp phần làm tăng lợi nhuận, giúp ích cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Trên đây là tìm hiểu về kế toán doanh nghiệp và kế toán công của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marone – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.