Trong quá trình thực hiện kế toán công ty vàng bạc đá quý nhiều người vẫn còn nhầm lẫn những quy trình thục hiện và những tài liệu chưa được hệ thống hoá. Hiện tại có rất nhiều ngành nghề kinh doanh nên kế toán viên cần linh hoạt trong việc cập nhật thông tin kiến thức. Trong bài viết sau đây của Thái Phong, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý một cách chi tiết hơn nhé.

ke-toan-doanh-nghiep-vang-bac-da-quy

Kinh nghiệm làm kế toán công ty vàng bạc đá quý

Được biết khi thực biện kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý không phải điều đơn giản. Vấn đề kế toán viên thường gặp phải là sự nhầm lẫn giữa công dụng của các tài khoản kế toán. Và để tránh sự sai sót không đáng có khi thực hiện hãy cùng Thái Phong tìm hiểu qua những thông tin sau:

Các tài khoản kế toán sử dụng cho kinh doanh vàng bạc đá quý

Việc xác định rõ những tài khoản cần được sử dụng khi thực hiện công việc sẽ giúp kế toán viên tránh được nhầm lẫn không đáng có.

+ Tài khoản 1051: Vàng

+ Tài khoản: Tiêu thụ vàng bạc và đá quý.

+ Tài khoản 632: Ghi chép sự chênh lệch nhằm đánh giá lại đá quý và vàng bạc.

+ Tài khoản 722: Giá trị thu về kinh doanh vàng

+ Tài khoản 822: Số tiền chi về kinh doanh vàng.

Trong đó chi tiết về tài khoản 632 như sau:

– Bên Có: Số tiền chênh lệch tăng giá trị vàng bạc, đá quý tồn kho.

– Bên Nợ: Ghi chép số tiền chênh lệch khi giảm giá trị vàng bạc và đá quý tồn kho.

– Số Dư Có: Thể hiện mức chênh lệch tăng trong năm chưa xử lý.

– Số Dư Nợ: Thể hiện mức chênh lệch giảm trong năm chưa xử lý.

ke-toan-doanh-nghiep-vang-bac-da-quy

Xem thêm: kế toán tài chính và kế toán quản trị

Xác định đối tượng kinh doanh mặt hàng vàng bạc đá quý

Đối với các chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý thường thì vàng sẽ được xem là đối tượng hàng hoá và sẽ tiến hành hạch toán vào tài khoản 156.

Đối tượng mua vàng hầu hết là cá nhân mua bán trao hoặc trao đổi nên khi giao dịch cần lập bảng kê mua vào hàng ngày thông qua: phiếu chi tiền, bảng kê, phiếu nhập kho cùng hạch toán, ghi ( Nợ TK 156, Có TK 111, 331 ).

Ghi nhận doanh thu và giá vốn sau khi bán vàng bạc đá quý

Khi tiến hành ghi nhận doanh thu, kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý cần chú ý tới những giấy tờ như: Phiếu thu tiền, công nợ, Phiếu xuất kho, Hóa đơn xuất ra, bảng kê kèm theo hóa đơn xuất bán khách lẻ ( cuối ngày ).

Còn đối với việc ghi chép giá vốn sẽ yêu cầu phiếu xuất kho ( thực hiện theo một trong những phương pháp như thực tế đích danh, bình quân gia quyền, Lifo, Fifo ) cùng với hạch toán ( Nợ TK 632, Có TK 156 )

Quy định về xuất hóa đơn đối với kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hướng dẫn lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

– Trong trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì lập bảng kê bán hàng, xuất hoá đơn tổng tiền hàng đã bán vào cuối ngày.

– Việc áp dụng đối với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng không phải xuất hóa đơn Đặc biệt đối với những hoá đơn có giá trị dưới 200.000 đồng thì không xuất hoá đơn. Việc xuất hoá đơn áp dụng cho Bên bán hàng còn Bên mua hàng muốn là chi phí hợp lý dù dưới 200.000 đồng hay trên 200.000 đồng trừ các trường hợp được lập bảng kê.

– Với trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì vẫn cần xuất hoá đơn và kê khai thuế đầy đủ để nguyên tại cuống không xé ra.

ke-toan-doanh-nghiep-vang-bac-da-quy

Xem thêm: dịch vụ báo cáo thuế

Báo cáo sử dụng hóa đơn cuối quý

– Đối với kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý,  thì số thuế giá trị gia tăng cần nộp theo phương pháp tính trực tiếp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng.

– Nhằm xác định GTGT của vàng bạc và đá quý, kế toán viên có thể dựa vào: Giá trị để thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ đi Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý khi được mua vào tương ứng. Trong đó:

Giá thanh toán của vàng bạc đá quý: Giá trị thực tế được bán ghi trên hóa đơn ( tiền công chế tác, thuế gtgt, khoản phụ thu, phí thu thêm ).

Công thức tính thuế GTGT đối với kinh doanh vàng bạc đá quý

* Thuế GTGT = (Doanh thu – Giá vốn ) x 10%

– Hạch toán, ghi:

Nợ TK 511

Có TK 33311

– Nộp tiền thuế: Giấy nộp tiền.

– Lấy từ bảng kê doanh thu bán ra hàng ngày đối chiếu với bảng nhập xuất tồn ra giá vốn (TK 632).

+ Khi nộp thuế, ghi:

Nợ TK 33311

Có TK 111, 112

Xem thêm: phân bổ khấu hao tài sản cố định

Trên đây là tìm hiểu về kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *