Bộ phận kế toán là công việc hết sức đa dạng phong phú. Từ một bộ phận nhỏ chia ra làm rất nhiều những vị trí đảm nhiệm công việc khác nhau như kế toán tài chính, kế toán thuế,… đặc biệt là vị trí kế toán giá thành. Vậy kế toán giá thành là gì? Công việc và nhiệm vụ mà vị trí này có trách nhiệm bao gồm? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng Thái Phong xem qua bài viết này nhé.
Kế toán giá thành là gì ?
Kế toán giá thành giữ vai trò chủ chốt trong bộ phận kế toán. Đây nhân sự đảm nhận việc xác định một cách đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, để từ đó làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.
Công việc của kế toán giá thành
Tùy vào tình hình phát triển và khả năng mở rộng quy mô của mỗi doanh nghiệp để quyết định công việc của kế toán giá thành. Tuy nhiên, về cơ bản công việc chung mà kế toán giá thành đảm nhận bao gồm như sau:
1. Tính giá thành sản phẩm
- Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương để làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
- Kiểm soát và quản lý các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
- Điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
2. Hạch toán các tài khoản kế toán
- Hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán đã được doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
>> Xem thêm: Hạch toán kế toán thương mại
3. Lập các báo cáo phân tích
- Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch).
- Lập các báo cáo công việc định kỳ.
- Báo cáo hoạt động sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng).
- Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
- Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.
- Báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng.
>> Xem thêm: Các loại báo cáo của kế toán
4. Một số công việc khác
- Theo dõi chi tiết việc nhập và xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho và xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
- Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên có trách nhiệm liên quan thực hiện các nghiệp vụ về chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
- Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích, báo cáo tình hình lãi lỗ.
- Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
- Phối hợp với bộ phận thu mua trong việc khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Chi tiết về công việc của kế toán giá thành
Chia sẻ kinh nghiệm về kế toán giá thành
Điều kiện ứng tuyển về mặt chuyên môn
- Mỗi doanh nghiệp đều có yêu cầu tuyển kế toán giá thành riêng. Điều này tùy thuộc vào điều kiện mỗi công ty và quy mô của doanh nghiệp. Nhưng hầu hết các nhà đều dựa vào một số tiêu chí sau để lựa chọn ứng cử viên sáng giá nhất.
- Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kế toán hoặc có kinh nghiệm làm việc thực tế lâu năm. Sở dĩ vì công việc kế toán không phải là công việc dễ dàng cho những người không có kiến thức căn bản chưa từng làm công việc tương đương.
- Cách chứng minh bản thân có kiến thức chuyên sâu đó chính là tấm bằng đại học bạn có trong tay tại các trường đào tạo chuyên nghiệp về ngành kế toán.
- Có hiểu biết về các phần mềm kế toán cơ bản như excel, word và có kinh nghiệm sử dụng hệ thống quản trị ERP. Việc bạn có kiến thức cơ bản về bộ môn công nghệ thông tin chính là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
- Làm công việc này không chỉ căn bản là tính toán mà còn là thống kê rồi lập bản kế toán. Và nếu không hiểu biết về phần mềm kế toán sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong công việc.
Điều kiện ứng tuyển về mặt kĩ năng mềm
- Yêu cầu có tính kỉ luật, tự giác cao trong công việc. Đặc biệt là tính tỉ mỉ, cẩn trọng vì đây là công việc liên quan trực tiếp đến những con số phức tạp. Nếu chỉ cần sơ sẩy bạn sẽ mắc phải sai lầm không đáng có. Tệ hơn là việc này còn ảnh hưởng tới tình hình phát triển của doanh nghiệp.
- Không chỉ vậy, đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những điểm nhà tuyển dụng chú ý tới. Phải lập báo cáo một cách trung thực và có cái nhìn khách quan về các vấn đề
- Trang bị những kỹ năng mềm cơ bản như: giao tiếp; tính toán chính xác và nhanh gọn; linh hoạt trong công việc.
Những lưu ý quan trọng khi làm kế toán giá thành
Để làm tốt vị trí vai trò của mình, một người nhân viên kế toán phải lưu ý tới một số điều:
- Tập hợp đầy đủ và chi tiết nhưng chi phí có liên quan của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Không được bỏ sót bất kỳ thông tin nào để hoàn thiện chính xác những tính toán của từng nhóm sản phẩm.
- Hạch toán, phân bổ, kết chuyển mọi chi phí đúng thời hạn và kiểm tra thật kĩ lưỡng mọi chi phí sản xuất. Tránh sai sót nhầm lẫn, kịp thời phát hiện sự chênh lệch để báo với cấp trên
- Lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp với sản phẩm. Đồng thời phải tương thích với tình hình phát triển của thị trường. Điều này thể hiện bạn là người tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng và linh hoạt trong công việc được giao.
Xem thêm: dịch vụ kế toán trọn gói
Mức lương của kế toán giá thành
Đối với công việc của mình theo đuổi, hầu hết mọi người đều muốn biết được số tiền mình nhận được từ công việc. Với bộ phận kế toán, tuy lịch làm việc căng thẳng và dày đặc nhưng bù lại tiền lương của lĩnh vực này vô cùng hậu hĩnh.
Phụ thuộc vào từng trình độ, kinh nghiệm và chức vụ trong bộ phận để tính toán ra chính xác con số mà người đó được nhận. Nhưng theo khảo sát, mức lương kế toán giá thành trung bình của nhân viên dao động từ 10.4 triệu đồng tới 20 triệu/ tháng.
Đương nhiên đó là chưa kể đến đãi ngộ và tiền thưởng của doanh nghiệp. Tùy vào yếu tố quy mô và chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên cũng ảnh hưởng tới thu nhập của từng cá nhân. Đặc biệt còn dựa theo khả năng deal lương giúp cho nhân viên nhận được mức lương như mong muốn của mình.
Trên đây là tìm hiểu về kế toán giá thành của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marone – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.