Trong nghiệp vụ cơ bản của kế toán, bạn cần phải đáp ứng đủ những kiến thức và kĩ năng trong việc xử lý những con số và thông tin được đưa ra bằng theo đúng phương pháp và quy định của chuẩn mực kế toán. Tại bài viết này hãy cùng Thái Phong tìm hiểu về một trong những vấn đề thường gặp trong công việc kế toán đó là kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tìm hiểu về kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Về cơ bản chắc hẳn kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã không còn là công việc mới lạ với những người theo chuyên ngành kế toán. Công việc này có khá nhiều điều cần phải lưu ý, vậy đó là gì hãy cùng Thái Phong đọc qua những thông tin được cung cấp dưới đây nhé.
Phương pháp kê khai thường xuyên là khái niệm gì?
Dựa theo Điểm a khoản 13 điều 23 Thông tư 200 được quy định như sau:
Cơ bản phương pháp kê khai thuế thường xuyên được hiểu là phương pháp phản ánh và theo dõi một cách thường xuyên và liên tục đối với tình hình xuất và nhập, tình trạng còn tồn hàng hóa và vật tư trên sổ kế toán.
Việc này sở dĩ được thực hiện là vì giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định được tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Ngoài ra mỗi cuối kỳ kế toán doanh nghiệp cần tiến hành đối chiếu giữa số liệu kiểm kê với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán với hàng tồn kho thực tế. Việc này giúp bạn nhanh chóng tìm ra được sự chênh lệch cần được xử lý nhanh chóng.
Thông thường phương pháp kê khai mà các doanh nghiêp sử dụng thường xuyên là để cụ thể hóa những mặt hàng giá trị lớn. Chẳng hạn như thiết bị, máy móc, hàng chất lượng cao…
Xem thêm: đào tạo kế toán
Hướng dẫn hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Để thực hiện chính xác kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Thái Phong nghĩ bạn cần đọc qua một số thông tin sau đây:
Đối với trường hợp hàng về sau và hóa đơn về trước
Trong trường hợp này doanh nghiệp cần dựa vào hóa đơn mua hàng của hàng hóa chưa nhập kho. Nếu như thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ thì lưu ý thực hiện hạch toán như sau:
Hàng mua đang đi đường ( chưa có giá GTGT ) sử dụng Nợ TK 151.
Nếu có thuế GTGT thì sử dụng Nợ TK 133.
Phải trả lại cho người bán hoặc có các TK như TK 111, 112, 141,… sử dụng Có TK 331.
Lưu ý trong trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT thì thuế GTGT sẽ được bao gồm trong giá trị mua hàng.
Cho tới thời điểm tháng sau thì doanh nghiệp cần căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn sau khi tiến hành nhập kho hàng, kế toán viên cần hạch toán như sau:
Đối với hàng hóa sử dụng Nợ TK 152, TK 153, TK 156.
Với hàng mua đang đi đường sử dụng Có TK 151.
Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán
Đối với trường hợp hóa đơn và hàng hóa về cùng thời điểm
Kế toán viên cần tiến hành hạch toán như sau để hoàn thành tốt phần công việc kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa:
Nếu cần nhập kho thì sử dụng Nợ TK 152, 153, 156.
Nếu hóa đơn về nhưng hàng chưa tới cùng lúc đó sử dụng Nợ TK 151 – hàng mua đang đi đường.
Với trường hợp thuế GTGT được khấu trừ sử dụng Nợ TK 133.
Với tổng giá thanh toán sử dụng Có các TK 111, 112, 141, 331,…
Xử lý một số tình huống phát sinh sau khi mua
Trong trường hợp nếu kế toán trả lại nguyên vật liệu hoặc CCDC,… cho người bán thì doanh nghiệp cần sử dụng:
Đối với công đoạn phải trả cho người bán sử dụng Nợ TK 331.
Sử dụng Có TK 152, 153, 156
Với thuế GTGT được khấu trừ sử dụng Có TK 133.
Trong trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hàng bán hoặc được hưởng chiết khấu thương mại sau khi mua thì có thể áp dụng như sau:
Sử dụng Nợ TK 111, 112, 331,….
Với nguyên vật liệu nếu còn tồn kho sử dụng Có TK 152.
Đối với nguyên vật liệu còn đang trong quá trình xuất dùng cho hoạt động xây dựng có thể sử dụng Có TK 241.
Nếu sản phẩm được sử dụng do nguyên vật liệu cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán thì sử dụng Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Với trường hợp được hưởng chiết khấu thanh toán và trả tiền cho người bán
Sử dụng đối với việc phải trả cho người bán là Nợ TK 331.
Cần chiết khấu thanh toán doanh thu hoạt động tài chính sử dụng Có TK 515.
Xem thêm: trải nghiệm dịch vụ kế toán giá rẻ
Với trường hợp không cần sử dụng công cụ, dụng cụ và cần thanh lý
Sử dụng Nợ TK 331 đối với giá vốn hàng bán.
Còn đối với công cụ và dụng cụ sử dụng Có TK 153.
Nếu doanh nghiệp cần phản ánh mức doanh thu đối với việc bán dụng cụ và công cụ có thể sử dụng:
Nợ các TK 111, 112, 131
Cùng với Có TK 511 để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Còn đối với thuế cùng các khoản phải nộp Nhà nước thì sử dụng Có TK 333.
Trên đây là tìm hiểu về kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyêncủa chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marone – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.