Nghị định 44 về huấn luyện an toàn (44/2016/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật và huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, do Nghị định quá dài, đề cập đến nhiều vấn đề nên kế toán Thái Phong sẽ tổng hợp và tóm tắt giúp bạn những nội dung chính, trọng tâm để thuận lợi trong quá trình tìm hiểu.
> Xem thêm: Kê khai điều chỉnh giảm thuế gtgt đầu vào như thế nào?
Một số thông tin về nghị định 44 về huấn luyện an toàn
Thông tin về điều 4 trong nghị định
Điều 4 nghị định 44 về huấn luyện an toàn quy định, đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Thành lập theo quy định của nước CHXH Việt Nam hoặc quy định của pháp luật nước ngoài.
- Được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ kiểm- định kỹ thuật an toàn lao động.
- Đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng để phục vụ công việc kiểm định cho từng đối tượng khác nhau
- Đầy đủ tài liệu kỹ thuật cho từng đối tượng kiểm định.
- Có từ 02 kiểm định viên trở lên ký hợp đồng 12 tháng
- Có người phụ trách kỹ thuật đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc trong ngành kiểm định kỹ thuật từ 03 năm trở lên.
> Xem thêm: Công ty xây dựng xuất hóa đơn 8 hay 10?
Thông tin về điều 5 trong nghị định
Điều 5 nghị định 44 huấn luyện an toàn quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có);
- Danh mục các thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng cho công tác kiểm định kỹ thuật;
- Danh mục tài liệu kỹ thuật;
- Tài liệu có ghi rõ các thông tin của kiểm định viên, người phụ trách của đơn vị.
Bên cạnh đó, Nghị định 44 về an toàn lao động còn hướng dẫn thêm các nội dung khác có liên quan như:
- Điều 6. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 7. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên
- Điều 10. Chứng chỉ kiểm định viên
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
- Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên
- Điều 13. Trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên
- Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên
- Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Nghị định 44 về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Nghị định 44 về huấn luyện an toàn chia các đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thành 6 nhóm:
– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
- b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc
Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Chi tiết nội dung, thời gian hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại các Điều:
- Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 19. Thời gian huấn luyện
- Điều 20. Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện
- Điều 21. Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ
> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế Hải Phòng
Trên đây là tìm hiểu về nghị định 44 về huấn luyện an toàn của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.