Công việc kế toán luôn là công việc đòi hỏi người thực hiện cần có kỹ năng xử lý công việc linh hoạt, tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Trong quá trình thực hiện, kế toán viên phải chú ý rất nhiều công việc, đặc biệt là phân bố khấu hao tài sản cố định. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong việc xử lý khấu hao tài sản cố định thì hay tham khảo những thông tin được đề cập qua bài viết dưới đây của Thái Phong nhé.

 

phan-bo-khau-hao-tai-san-co-dinh

 

Khấu hao tài sản cố định là khái niệm thế nào?

Thực hiện phân bố khấu hao tài sản cố định nhằm giải quyết một cách có hệ thống việc định giá cùng với phân bổ giá trị của tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Còn với khấu hao tài sản cố định được hiểu đó là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dựa theo thời gian sử dụng. Vấn đề này được thể hiện qua sự  hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa gì ?

Riêng về về mặt tài chính và quản lý nếu như kế toán viên thực hiện phân bố khấu hao tài sản cố định hợp lý sẽ mang tới những lợi ích sau

  • Là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;
  • Hết thời gian sử dụng, có thể thu hồi đầy đủ số vốn cố định
  • Giúp xác định hiệu quả giá thành sản phẩm và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Là cơ sở phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất một cách hiệu quảphan-bo-khau-hao-tai-san-co-dinh

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế

Có những phương pháp khấu hao tài sản cố định nào?

Để nắm rõ được về vấn đề phân bố khấu hao tài sản cố định, Thái Phong sẽ giới thiệu tới bạn những thông tin như sau:

Việc khấu hao tài sản cố định có thể thực hiện thông qua 3 phương pháp dưới đây:

Phương pháp tuyến tính

Với việc định mức khấu hao trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định đây được coi là

Ví dụ: Một tài sản cố định có giá trị sử dụng là phương pháp khấu hao cơ bản nhất 600 triệu đồng trong 6 năm. Giá trị khấu hao sẽ là 100 triệu chia đều cho mỗi năm dựa theo phương pháp khấu hao tài sản cố định tuyến tính.

Phương pháp khấu hao dựa theo khối lượng sản phẩm

Theo khối lượng sản phẩm có thể áp dụng tính toán khấu hao như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng  = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm;

Trong đó:

  • Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm được tính như: Nguyên giá tài sản cố định chia cho số lượng công suất thiết kế;
  • Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Tổng giá trị mức trích khấu khao 12 tháng hoặc = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp

 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần như sau:

Giá trị khấu hao hàng năm =  Nguyên giá của tài sản trong năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao của sản phẩm.

Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Sau khi ghi nhận tăng giá trị tài sản cố định, trách nhiệm của kế toán là xác định tài sản cố định này phục vụ cho mục đích gì. Thuộc bộ phận nào quản lý để tìm phân bố khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.

phan-bo-khau-hao-tai-san-co-dinh

– Với tài sản cố định phục vụ cho việc kinh doanh hoặc quản lý doanh nghiệp:

Ghi nợ sử dụng TK 641, TK 642.

Ghi có sử dụng TK 214.

– Với tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm kế toán có thể sử dụng:

Nợ với TK 623, TK 627.

Nợ với TK 154.

Có với TK 214.

Cuối năm, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra và đối chiếu số dư được ghi chép theo TK 214 với Giá trị khấu hao lũy kế cuối năm trên sổ sách. Công việc này đảm bảo việc thực hiện phân bố khấu hao tài sản cố định có kết quả chính xác.

Xem thêm: kế toán tài chính và kế toán quản trị

Xem thêm: kế toán doanh nghiệp vàng bạc đá quý

Cách hạch toán khoản trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng

– Đến cuối kỳ hoặc cuối tháng theo từng bộ phận sử dụng kế toán có thể tiến hành hạch toán khoản chi phí trích khấu hao tài sản cố định trong tháng đó như sau:

Nợ TK 154 với Bộ phận sản xuất (Theo thông tư 133).

Nợ TK 6421 với Bộ phận Bán hàng (Theo thông tư 133).

Nợ TK 6422 với Bộ phận Quản lý (Theo thông tư 133).

Nợ TK 623 với Chi phí sử dụng máy thi công (Theo thông tư 200).

Nợ TK 627 với Chi phí sản xuất chung (Theo thông tư 200).

Nợ TK 641 với Chi phí bán hàng (Theo thông tư 200)  .

Nợ TK 642 với Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo thông tư 200).

Có TK 2141 với Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình.

Trên đây là tìm hiểu về phân bố khấu hao tài sản cố định của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *