5/5 - (100 bình chọn)

Một trong những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý thuế mà doanh nghiệp cần thực hiện đó là quy trình kiểm tra thuế. Trong quá trình kiểm tra thuế, theo quy định pháp luật được chia làm 2 trường hợp, đó là kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Thái Phong tham khảo bài viết sau đây.

quy-trinh-kiem-tra-thue

Quy trình kiểm tra thuế hợp lý với doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần có trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm tra thuế một cách nghiêm ngặt và chính xác. 

Khái niệm của kiểm tra thuế

Đầu tiên, trước khi đề cập tới những thông tin cần thiết về quy trình kiểm tra thuế, Thái Phong sẽ chia sẻ tới bạn một số kiến thức cơ bản như sau:

Hoạt động kiểm tra thuế được thực hiện bởi các cơ quan thuế đối với các hoạt động và giao dịch liên quan đến vấn đề phát sinh nghĩa vụ thuế. Đồng thời kiểm tra thuế còn bao gồm cả những hoạt động liên quan tới giám sát tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Công việc này được thực hiện nhằm đảm bảo tính nghiêm chỉnh khi chấp hành đối với quy định pháp luật.

Kiểm tra thuế có những đặc điểm nào?

Nhằm đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của kết quả kiểm tra được ghi nhận trong thông tin tài liệu trong hồ sơ bởi cơ quan quản lý thuế và cơ quan hải quan. Đồng thời có thể đánh giá được tính tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. 

Hầu hết công việc kiểm tra thuế được diễn ra chủ yếu ở trụ sở cơ quan dựa trên hồ sơ kê khai của người nộp thuế. Hoặc được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế nêu trong trường hợp họ không có tính tự giác sửa đổi và bổ sung những nội dung còn hạn chế sau khi cơ quan thuế đã phát hiện và yêu cầu chỉnh sửa.

quy-trinh-kiem-tra-thue

Điểm khác biệt giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế

Với nhiệm vụ kiểm tra thuế, quy trình kiểm tra thuế có thể bị nhầm lẫn với thanh tra thuế. Và sau đây Thái Phong sẽ đề cập tới bạn đọc một số điểm khác biệt giữa hai khái niệm này.

Xem thêm: doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế tndn

Đối với chủ thực hiện

VIệc thực hiện kiểm tra thuế sẽ do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện tại cơ quan quản lý thuế hoặc trụ sở của người nộp thuế. 

Còn với công việc thanh tra thuế được thực hiện trực tiếp bởi đoàn thanh tra về thuế tại cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

– Trường hợp cần thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế:

+ Những trường hợp cần thực hiện kiểm tra thuế đó là những trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, kiểm tra khi chia tách và sáp nhập hoặc hợp nhất. Hoặc với những trường hợp cần thực hiện giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chuyển địa điểm kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp…

+ Còn đối với thanh tra thuế sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực thuế hoặc được thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý quy trình kiểm tra thuế. Hoặc được thực hiện giải quyết khiếu nại và tố cáo, tìm biện pháp giải quyết vấn đề theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. 

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Cơ quan thuế thực hiện đối chiếu, kiểm tra, phân tích, so sánh hồ sơ thuế triển khai có nội dung khai không chính xác, hoặc khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn giảm sau khi cơ quan thuế ban hành thông báo lần 1 về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình và bổ sung thông tin tài liệu.

Thời hạn để doanh nghiệp giải trình cho thông báo lần 1 kéo dài 10 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. Đối với việc giải trình, doanh nghiệp có thể thực hiện tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản. 

Sau thông báo lần 1 mà chưa có kết quả xử lý thì cơ quan thuế tiếp tục ban hành thông báo lần 2. Thời hạn cho doanh nghiệp giải trình bổ sung lần 2 cũng là 10 ngày kể từ ngày ban hành thông báo.

quy-trinh-kiem-tra-thue

Lợi ích áp dụng quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế

Có thể hiểu đây Về cơ bản, hoạt động được tiến hành theo quy trình kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra mang tính chất chủ động của cơ quan thuế. Đồng thời đây là hoạt động được tiến hành dựa trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Với mục đích nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin được đề cập trong chứng từ trong hồ sơ thuế. Cụ thể:

+ Đề xuất kế hoạch hoặc đưa ra ý kiến nhằm kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế.

+ Tổng hợp và ấn định thuế nếu doanh nghiệp thuộc diện không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các yêu cầu trên. 

+ Đưa ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người tiến hành nộp thuế.

Xem thêm: thu nhập miễn thuế tndn

Trên đây là tìm hiểu về quy trình kiểm tra thuế của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *