Ngày 17/9/2021, Bộ Tài Chính ban hành thông tư 78/TT-BTC về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý Thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ. Thông tư 78 có một số quy định và thay đổi mới so với thông tư 32 về hóa đơn điện tử. Cùng Thái Phong Group so sánh điểm khác biệt.
>> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp chữ kỹ số, hóa đơn điện tử Hải Phòng
6 điều đáng chú ý về thông tư 78 so với thông tư 32 về hóa đơn điện tử
Thông tư 78 có những điều chỉnh và sửa đổi so với thông tư 32 về hóa đơn điện tử. Dưới đây là 6 điều đáng chú ý về thông tư 78:
– Được ủy nhiệm cho bên thứ 3 thực hiện hóa đơn điện tử.
– Giải thích về ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử.
– Thực hiện quy định về thời điểm lập hóa đơn riêng đối với dịch vụ ngân hàng.
– Hóa đơn điện tử đã gửi cho cơ quan thuế có sai sót và quy định xử lý.
– Các quy định hóa đơn điện tử được tạo ra từ máy tính tiền.
– Các văn bản về hóa đơn điện tử, chứng từ sẽ hết hiệu lực từ ngày 1/7/2022.
>> Xem thêm: Hóa đơn điện tử quận Đồ Sơn có những lợi ích gì?
Trình tự chuyển đổi háo đơn từ thông tư 32 sang thông tư 78
Quy trình chuyển đổi hóa đơn điện tử từ thông tư 32 về hóa đơn điện tử sang thông tư 78 được thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện thiết lập ban đầu tại trang phần mềm của thông tư 78
– Sử dụng mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT, lập tờ khai đăng ký/ tờ khai thay đổi thông tin sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
– Tạo mẫu hóa đơn điện tử.
– Tạo bộ ký hiệu hóa đơn điện tử.
Bước 2: Thực hiện hủy các hóa đơn điện tử chưa phát hành
– Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đơn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Sử dụng mẫu TB03/AC để lập thông báo hủy hóa đơn trên HTKK và tiến hành nộp cho cơ quan thuế.
Bước 3: Thực hiện hủy hóa đơn trên phần mềm hóa đơn điện tử theo thông tư 32
– Tiến hành thiết lập ngày hủy hóa đơn trên phần mềm Hóa đơn Bách khoa theo thông tư 32.
Bước 4: Thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo thông tư 78
– Các thao tác lập hóa đơn và phát hành hóa đơn điện tử theo thông tư 78.
>> Xem thêm: Quy định về hóa đơn điện tử
So sánh thông tư 78 và thông tư 32 về hóa đơn điện tử
Dưới đây là bảng so sánh giữa thông tư 78 và thông tư 32 về hóa đơn điện tử:
STT | Nội dung | Thông tư 32/2011/TT-BTC | Thông tư 78/2021/TT-BTC |
1 | Dữ liệu hóa đơn điện tử | Không thực hiện đồng bộ lên Cơ quan thuế. | Thực hiện đồng bộ lên Cơ quan Thuế trong ngày xuất/ gửi hóa đơn cho bên mua. |
2 | Thực hiện đăng ký thông báo phát hành hóa đơn điện tử | Phải làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và đính kèm theo mẫu và dải số hóa đơn đăng ký. | – Chỉ cần thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. – Ký hiệu hóa đơn và mẫu số tự động tham chiếu theo quy định. Số hóa đơn bắt đầu từ 1 đến 99.999.999 (trong năm). Sang năm mới bắt đầu lại từ 1. |
3 | Đăng ký mẫu hóa đơn điện tử | Bắt buộc đăng ký mẫu hóa đơn điện tử khi đăng ký thông báo phát hành hóa đơn | Không bắt buộc đăng ký mẫu hóa đơn. Mẫu hóa đơn cung cấp bởi các đơn vị khởi tạo và chỉ là bản thể hiện của hóa đơn. |
4 | Sửa thông tin ghi trên mẫu hóa đơn điện tử | – Thông tin bắt buộc như tên và địa chỉ: + Nộp Thông báo theo mẫu 04 + Nộp thêm Báo cáo BC26 cho Cơ quan thuế chuyển đi (Trường hợp đổi Cơ quan thuế quản lý); Gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng cho Cơ quan thuế chuyển đến. – Thông tin không bắt buộc: + Nộp mẫu hóa đơn mới đính kèm vào Thông báo phát hành đã nộp cho Cơ quan thuế trước đó. |
– Tên, địa chỉ: + Nộp thông tin thay đổi đăng ký cho Cơ quan thuế. – Các thông tin khác: + Có thể tự thay đổi ở mẫu mà không cần làm thủ tục gì với Cơ quan thuế. |
5 | Chữ ký số dùng cho đơn điện tử | Không phải thông báo chữ ký với Cơ quan Thuế. | – Phải đăng ký chữ ký số với Cơ quan thuế (tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn). – Khi gia hạn hoặc thay đổi chữ ký số phải thông báo với Cơ quan thuế. |
6 | Chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy | Có quy định. | Không quy định. |
7 | Xử lý hóa đơn điện tử đã xuất có sai sót | 1. Hóa đơn điện tử chưa kê khai thuế, chưa gửi người mua: Hủy hóa đơn sai sót và lập mới hóa đơn. 2. Hóa đơn chưa kê khai thuế, đã gửi bên mua: – Lập biên bản thỏa thuận với bên mua về việc thu hồi hóa đơn điện tử sai. – Hủy hóa đơn điện tử sai và lập hóa đơn thay thế. 3. Hóa đơn điện tử đã kê khai thuế, chỉ sai tên, địa chỉ người mua: – Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn. 4. Hóa đơn đã kê khai thuế, sai các thông tin khác tên, địa chỉ bên mua. – Lập biên bản điều chỉnh. – Lập hóa đơn điều chỉnh. |
Xử lý hóa đơn điện tử không căn cứ vào kê khai thuế hay chưa. Người sử dụng có thể lựa chọn thay thế hoặc điều chỉnh hóa đơn. Cụ thể như sau: 1. Hóa đơn chưa gửi cho bên mua: – Hủy hóa đơn điện tử sai. – Gửi thông báo hóa đơn điện tử sai lên Cơ quan thuế. – Lập hóa đơn điện tử mới. 2. Hóa đơn điện tử đã gửi bên mua, chỉ sai tên hoặc địa chỉ: – Gửi thông báo sai sót lên Cơ quan thuế. – Thông báo cho bên mua và không phải lập lại hóa đơn. 3. Hóa đơn đã gửi người mua, sai các thông tin khác: – Lựa chọn 1 trong 2 hình thức xử lý: + Lập hóa đơn điện tử thay thế. Hoặc: + Lập hóa đơn điều chỉnh Lưu ý: Trường hợp hóa đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại tiếp tục phát hiện sai sót thì các lần xử lý tiếp theo sẽ áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu. – Gửi thông báo hóa đơn điện tử sai lên Cơ quan thuế. – Lập biên bản thỏa thuận sai sót (Nếu 2 bên lập biên bản). |
8 | Cơ quan thuế rà soát dữ liệu hóa đơn, yêu cầu giải trình khi phát hiện nghi vấn sai sót. | Chưa quy định. | Đã quy định. Khi nhận được thông báo, đơn vị phải gửi thông báo hóa đơn sai sót cho Cơ quan thuế. |
9 | Gửi báo cáo BC26 | Bắt buộc hàng tháng. | Không còn bắt buộc. |
>> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp Hóa đơn điện tử Hải Phòng
Trên đây là những so sánh giữa thông tư 78 và thông tư 32 về hóa đơn điện tử. Thái Phong hy vọng những thông tin này hữu ích với công việc của bạn Để cập nhật thông tin mới nhất cũng như tìm kiếm dịch vụ kế toán Hải Phòng, quý khách liên hệ:
Hotline 090.6151.768
Website: https://thaiphonggroup.com/
Địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng.