Đối với công việc kế toán chúng ta đều biết đây là công việc đòi hỏi sự trau dồi về mặt kiến thức và kĩ năng thường xuyên. Nên khi làm công việc này kế toán sẽ được tiếp cận và cập nhật nhanh chóng với những quy định được thay đổi, chẳng hạn như thông tư 107 về chế độ kế toán. Trong bài viết sau, Thái Phong sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu về thông tư này nhé.
Hướng dẫn chi tiết về thông tư về chế độ kế toán
Đây là thông tư về chế độ kế toán được bộ tài chính ban hành vào ngày 10/10/2017 và chính thức được áp dụng vào ngày 01/01/2018.
Được biết đây là thông tư được đề ra với mục đích để thay thế quyết định số 19/2006/QĐ-BTC cùng thông tư số 185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Bên trên là đôi lời giới thiệu về thông tư 107 về chế độ kế toán của Thái Phong nhằm giúp bạn đọc thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu.
Thông tin cơ bản về thông tư 107
Qua phần giới thiệu mà Thái Phong đã đề cập bên trên, tiếp theo đây hãy cùng chúng tôi tiếp cận thông tư này qua một số thông tin cơ bản mà bộ tài chính đề cập nhé.
Đầu tiên Thái Phong sẽ trích yếu phần nội dung như sau:
Về Thông tư 107/2017/TT-BTC được đưa ra để hướng dẫn các đơn vị hành chính, sự nghiệp hạch toán cùng việc mở sổ kế toán hay công việc lập báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính cho các đơn vị.
Với sô ký hiệu là 107/2017/TT-BTC.
Ngày được ban hành là 10/10/2017.
Cơ quan ban hành là Bộ tài chính.
Như bên trên Thái Phong đã đề cập với bạn đọc đây là thông tư 107 về chế độ kế toán được ban hành nhằm mục đích hướng dẫn chế độ kế toán hành chính và về cụ thể hướng dẫn những nội dung sau:
Danh mục những biểu mẫu cùng phương pháp lập chứng từ bắt buộc của kế toán.
Phương pháp hạch toán tài khoản kế toán cùng danh mục hệ thống các tài khoản.
Phương pháp lập sổ kế toán cùng với danh mục làm mẫu sổ kế toán.
Danh mục mẫu báo cáo tài chính ( danh mục mẫu BCTC ) cùng với phương pháp trình bày và lập BCTC.
Lưu ý về thông tư 107 bao gồm những gì?
Về chứng từ kế toán của thông tư 107
Dựa theo điều 3 của thông tư 107 về chế độ kế toán thì tất cả những đơn vị hành chính cùng đơn vị sự nghiệp đều phải thống nhất sử dụng mẫu chứng từ kế toán bắt buộc. Theo quy định nghiêm cấm các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệm tự ý sửa đổi biểu mẫu chứng từ.
Ngoài ra việc bắt buộc sử dụng những chứng từ kế toán được quy định theo Thông tư 107 và một số văn bản do Bộ tài chính ban hành thì các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp có thể tự thiết kế mẫu chứng từ riêng. Với yêu cầu chứng từ được thiết kế phải phản ánh được nghiệp vụ và vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động. Đồng thời mẫu chứng từ được thiết kế phải đáp ứng tối thiểu đầy đủ 7 nội dung được quy định tại điều 16 của luật kế toán.
Xem thêm: trải nghiệm dịch vụ kế toán giá rẻ
Về hệ thống tài khoản của thông tư 107
Nếu căn cứ vào quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và thông tư 107 hành chính sự nghiệp bao gồm 7 loại hệ thống kế toán do Bộ tài chính quy định mà đơn vị hành chính cùng đơn vị sự nghiệp cần tuân theo. Trong đó, điều đáng chú ý là từ Loại 1 tới Loại 6 thuộc bảng cân đối kế toán còn với TK Loại 0 lại là tài khoản không thuộc bảng cân đối kế toán.
Nhưng hiện tại khi thông tư 107 được ban hành thì tại điều 4 đã được bộ tài chính thay đổi về hệ thống tài khoản. Trong đó cụ thể bao gồm 10 loại sau:
Loại TK từ 1 đến TK 9
TK Loại 1 tới Loại 9 sẽ được tiến hành theo dạng hạch toán kép. Hạch toán kép ở đây nghĩa là thực hiện hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản với nhau. Các loại tài khoản này sẽ được áp dụng để kế toán tài chính phản ánh các vấn đề liên quan tới tài sản, công nợ hay doanh thu và nguồn vốn, chi phí cùng thặng dư của đơn vị hành chính trong kỳ kế toán.
Loại TK loại 0
Đối với TK Loại 0 là loại tài khoản nằm ngoài bảng cân đối tài khoản sẽ được sử dụng với hạch toán đơn. Hạch toán đơn ở đây là giữa các tài khoản với nhau không được hạch toán bút toán đối ứng. Tài khoản này được kế toán thu chi trong ngân sách nhà nước sử dụng đối với các đơn vị hành chính được ngân sách nhà nước cấp kinh phí. Trong trường hợp khi thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh những việc liên quan đến thu và chi ngân sách nhà nước thì kế toán viên phải thực hiện đồng thời hạch toán kế toán ngân sách và hạch toán kế toán tài chính.
Xem thêm: đào tạo kế toán
Hệ thống sổ kế toán sẽ bao gồm những mẫu sổ nào?
Đối với tất cả những nghiệp vụ tài chính và kinh tế phát sinh liên quan tới đơn vị kế toán đều bắt buộc đơn vị cần ghi chép đầy đủ trong sổ kế toán. Ngoài ra thì đơn vị còn cần mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết nguồn ngân sách được sử dụng đến từ viện trợ bên ngoài hay nguồn trợ cấp.
Thông thường mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng duy nhất một hệ thống sổ kế toán cho kỳ kế toán trong năm. Trong đó bao gồm sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Cụ thể như sau:
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Loại sổ ghi chép lại toàn bộ tình hình tài chính một cách chi tiết nhất của đơn vị hành chính cùng đơn vị sự nghiệp. Những phát sinh được ghi chép tại đây có khả năng trong Sổ cái chưa phản ánh được hết.
Sổ nhật ký
Ghi chép lại chi tiết những phát sinh trong nghiệp vụ tài chính và kinh tế trong thời gian hoạt động
Sổ cái
Ghi chép lại tỉ mỉ những số liệu và thông tin ghi trên sổ này phản ánh rõ ràng về tình hình tài sản của đơn vị. Cũng như ghi lại các phát sinh liên quan đến tình hình sử dụng kinh phí và nguồn kinh phí của đơn vị.
Xem thêm: hình thức kế toán
Trên đây là tìm hiểu về thông tư 107 hành chính sự nghiệp của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng.