Kinh tế phát triển, con người bận rộn và nhất là thông thương toàn cầu hóa. Là những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp vận tải ra đời ồ ạt. Nhưng vì mới nên có rất nhiều doanh nghiệp chưa biết thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải gồm những bước nào? Có khó không?…Bài viết dưới đây Thái Phong sẽ hướng dẫn bạn 5 bước tiến hành thành lập doanh nghiệp đơn giản nhất.

thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

5 bước hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp vận tải, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành trình tự gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp vận tải

Doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu của Sở KHĐT như:

– Căn cước công dân/ chứng minh thư cả bản chính và công chứng (dưới 3 tháng) của chủ doanh nghiệp.

– Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo mẫu (lấy mẫu tại Sở hoặc soạn thảo theo mẫu).

– Dự thảo điều lệ và vốn cổ đông (nếu có)

Tất cả những thủ tục giấy tờ này doanh nghiệp nên hỏi kỹ trước khi chuẩn bị. Tránh trường hợp chuẩn bị khi tìm hiểu không kỹ phải chuẩn bị đi chuẩn bị lại. Nếu bạn quá bận và không muốn tốn nhiều thời gian cho các thủ tục này thì nên cân nhắc thuê một đơn vị dịch vụ thành lập thành lập doanh nghiệp uy tín.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở KHĐT và chờ kết quả

Khi hồ sơ đã đầy đủ theo như yêu cầu; doanh nghiệp tiến hành nộp lên Sở KHĐT tỉnh thành nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu không có ủy quyền thì thông thường sẽ là chủ doanh nghiệp đi nộp hồ sơ.

Thời gian nộp: Tất cả các buổi sáng từ T2 – T6. Bạn nên đi sớm và nộp trước 10h bởi các các cơ quan hành chính hầu như chỉ nhận hồ sơ trước 10h sáng.

Nơi nộp: Sở KHĐT của tỉnh/ thành phố nơi đăng ký trụ sở chính.

thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-van-tai

Trường hợp chủ doanh nghiệp không thể đi nộp hoặc thuê các công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp .Thì phải có giấy ủy quyền (kèm chữ ký); giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.

Bước 3: Sở KHĐT tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

Khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ từ phía doanh nghiệp. Sở KHĐT sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra và thẩm định xem hồ sơ có đạt đủ yêu cầu không. Nếu mọi giấy tờ hợp lệ thì sau khoảng 3-5 ngày hồ sơ sẽ được chấp thuận. Lúc này Sở KHĐT sẽ gọi khách hàng đến lấy đăng ký kinh doanh để hoàn tất các bước còn lại trong thủ tục.

thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-van-tai

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp vận tải

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và thuận lợi nhất doanh nghiệp cần có con dấu pháp nhân. Con dấu doanh nghiệp này cực kỳ quan trọng; và sẽ có mặt trên hầu khắp mọi văn bản quan trọng của doanh nghiệp. Do đó các thông tin như: tên công ty, chức danh… phải chính xác tuyệt đối. Doanh nghiệp sẽ liên hệ các công ty khắc dấu uy tín để làm dấu theo mẫu.

Bước 5: Công bố thông tin và treo bảng hiệu

Để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải; sau 30 ngày doanh nghiệp cần đăng tải thông tin trên trang thông tin quốc gia của Sở KHĐT. Nội dung đăng tải gồm các mục sau:

– Tên doanh nghiệp, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề kinh doanh

– Vốn điều lệ công ty (hoặc vốn đầu tư, vốn pháp định) là bao nhiêu

– Tên chủ doanh nghiệp (hay người đại diện pháp lý)

thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-van-tai

Sau đó doanh nghiệp tiến hành làm bảng hiệu và treo bảng hiệu kinh doanh tại trụ sở công ty. Doanh nghiệp cũng có thể đăng ký tài khoản ngân hàng; hay chữ ký số để hoàn thiện hơn các công cụ phục vụ cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

>> Xem thêm: Có nên chọn dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Cần làm gì khi đã xong thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

Để doanh nghiệp đi vào hoạt động thì sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp cần thực hiện:

– Nộp thuế điện tử, thuế môn bài theo quy định

– Thực hiện kê khai hồ sơ thuế ban đầu

– Nhận kết quả mẫu 06 thuế GTGT (khấu trừ)

– In hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTTT

– Kinh doanh và báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm.

Điều kiện để doanh nghiệp vận tải đăng ký thành lập công ty

Điều kiện về chủ doanh nghiệp

Có một số tiêu chí mà chủ doanh nghiệp cần có để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp của mình như sau:

– Là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu là tổ chức thì cần phải có tư cách pháp nhân (theo luật doanh nghiệp 2020)

– Không thuộc các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập doanh nghiệp vận tải như:

+  Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước

+ Quân nhân, các lực lượng công an, quốc phòng

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm dân sự, đang bị tạm giam hoặc chấp hành các hình phạt pháp luật.

+ Các tổ chức từng bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động theo luật hình sự.

Các ngành nghề đủ điều kiện đăng ký kinh doanh vận tải

Theo pháp luật quy định có một số ngành nghề đủ điều kiện đăng ký kinh doanh vận tải như sau:

– Vận tải đường bộ, đường thủy, đường biển, đường sắt, hàng không

– DV bảo hành bảo dưỡng ô tô

– DV đảm bảo an toàn hàng hải

– Dịch vụ sửa chữa, đóng mới hoán cải tàu biển, khai thác cảng biển

– Dịch vụ vận tải đa phương thức

…và một số dịch vụ khác

Bên cạnh việc thực hiện các thủ tục thành lập. Doanh nghiệp cũng nên cân nhắc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí và thời gian. Các đơn vị dịch vụ cũng thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải với rất nhiều công ty trước đó. Nên quy trình cực kỳ nhanh gọn, chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *