Thuế Giá trị gia tăng có đối tượng nộp thuế rất rộng. Các chủ thể kinh doanh từ công ty đến hộ kinh doanh hầu như đều phải chịu thuế này để thụ hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mình tạo ra cho xã hội. Các công ty kinh doanh rượu bia cũng vậy, cũng đều phải chịu thuế GTGT của rượu cùng các loại thuế khác. Vậy thuế để nộp cho mặt hàng này là bao nhiêu và tính thế nào? Hãy cùng Thái Phong tìm hiểu nhé.
Thuế GTGT của rượu là gì?
Định nghĩa thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thuế giá trị gia tăng còn được biết đến là VAT. Đây là loại thuế được tính thêm vào giá bán khi người bán hoặc chủ thể kinh doanh bán sản phẩm dịch vụ cho khách.
Thuế GTGT của rượu là gì?
Là loại thuế VAT được tính thêm trên giá trị gia tăng của rượu phát sinh trong quá trình sản xuất hay thương mại rượu. Hiện tại thuế giá trị gia tăng của rượu, bia khá cao. Nhưng nguồn thu từ mặt hàng này cũng cực kỳ tốt. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới mặt hàng bia rượu luôn là mặt hàng được phái mạnh thậm chí cả phái yếu ưa chuộng trong mỗi cuộc vui. Vì thế lượng tiêu thụ mặt hàng này là vô cùng lớn.
Tại thị trường Việt Nam, mặt hàng này lại càng được ưa chuộng bởi lối sống cũng như truyền thống người Việt. Vì vậy các doanh nghiệp đều chấp nhận đóng thuế để được kinh doanh đúng luật theo quy định.
Mức thuế GTGT của rượu hiện nay là bao nhiêu?
Thuế GTGT của rượu hiện nay ở mức 10%. Trong khi các mặt hàng sản phẩm dịch vụ khác cơ bản được giảm thuế từ 10% xuống còn 8% vào năm 2022 theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Nhưng rượu, bia là mặt hàng thuộc loại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không được giảm thuế. Quy định này đang được các nhà kinh doanh rượu bia rất quan tâm.
Trong trường hợp chưa nắm rõ về quy định cũng như thuế suất. Doanh nghiệp có thể cân nhắc thuê dịch vụ kế toán thuế hoặc tham khảo tư vấn từ các công ty dịch vụ này.
Cách tính thuế GTGT cho rượu bia
Tính theo đối tượng kinh doanh rượu bia
Thông thường có ba trường hợp kinh doanh rượu, bia thường thấy. Đó là hình thức sản xuất – thương mại nhập khẩu – thương mại kiểu mua đi bán lại.
– Nhà sản xuất rượu bia sẽ phải chịu thuế GTGT và thuế thu nhập đặc biệt
– Nhập khẩu rượu về bán: chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT
– Mua rượu về bán lại (thương mại đơn thuần): chịu thuế GTGT.
Trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất rượu phải đóng. Và thuế này chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất.
Cách tính thuế GTGT cho rượu, bia
Thuế giá trị gia tăng được tính theo điểm b khoản 1 điều 7 của Luật thuế GTGT số 13/2008. Ví dụ: Công ty nhập khẩu 300 chai rượu ngoại nồng độ 20. Giá nhập là 500.000đ/1 chai. Tính thuế GTGT của lô rượu này.
Trước khi tính thuế GTGT chúng ta sẽ phải xác định thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Giá = 300*500.000 = 150.000.000đ
- Thuế nhập khẩu phải nộp = 300* 500.000 * 50% = 75.000.000đ
- Thuế tiêu thụ đặc biệt = (300* 500.000 + 75.000.000) *55% = 123.750.000đ
(Rượu nồng độ 20 sẽ được tính % tiêu thụ đặc biệt là 55%)
- Tổng số thuế = Giá nhập + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt = 348.750.000đ
- Thuế GTGT phải nộp = 348.750.000 * 10% = 34.875.000đ
>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế GTGT mới nhất
Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh, nhập khẩu rượu
Có ba loại thuế mà các nhà kinh doanh, nhập khẩu hay sản xuất rượu cần quan tâm là thuế nhập khẩu – thuế tiêu thụ đặc biệt – thuế giá trị gia tăng.
Thuế nhập khẩu
Dành cho những nhà nhập khẩu rượu. Thuế này quy định tại điều 5 luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016. Mỗi loại rượu bia đều có % thuế suất nhập khác nhau. Tới năm 2022 có thay đổi một chút về tỷ lệ phần trăm theo mã hàng hóa và thị trường nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = giá hàng hóa * thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của loại hàng hóa.
Căn cứ % thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ vào điều 6 luật năm 2016 (sửa đổi bổ sung so với 2008)
Thuế giá trị gia tăng
Rượu phải chịu thuế giá trị gia tăng căn cứ theo điều 3 luật thuế GTGT năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016.
Công thức tính thuế GTGT = tổng thuế suất *10%
Trong đó tùy theo ngành nghề kinh doanh rượu bia mà tổng thuế suất được tính khác nhau:
- Nhập khẩu rượu: Tổng thuế suất = giá nhập + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt
- Sản xuất rượu: Tổng thuế suất = thuế tiêu thụ đặc biệt
- Mua đi bán lại rượu: chỉ chịu thuế GTGT
Kết luận
Mặc dù chịu thuế suất cao và chịu nhiều chế tài ngặt nghèo. Nhưng ngành kinh doanh bia rượu chưa bao giờ hết hot. Lợi nhuận cao cùng lượng người tiêu dùng gia tăng hàng năm khiến cho mặt hàng này cực kỳ thu hút các doanh nghiệp. Thuế giá trị gia tăng đối với rượu bia trong các năm qua luôn ở mức 10% và không hề có dấu hiệu giảm dù các mặt hàng dịch vụ khác đã giảm. Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu được thuế GTGT của rượu là gì và cách tính như thế nào. Chi tiết cần biết thêm vui lòng liên hệ hotline Thái Phong.