5/5 - (100 bình chọn)

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu phổ biến, áp dụng trên hầu hết hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một số loại hàng hóa và dịch vụ được xếp vào diện không chịu thuế GTGT. Việc nắm rõ danh sách và đặc điểm của các dịch vụ không chịu thuế GTGT là rất quan trọng, đặc biệt với kế toán doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, để từ đó kê khai thuế đúng quy định và tránh rủi ro pháp lý.

Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất

các dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Các dịch vụ không chịu thuế GTGT

Dựa trên quy định tại Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008, được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2013, 2014 và 2016, hiện nay có 27 nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Dưới đây là danh sách cụ thể đã được tổng hợp lại để tiện theo dõi và áp dụng trong công việc kế toán thuế của doanh nghiệp.

  1. 1. Nhóm sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chưa qua chế biến
  • Các loại sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng hoặc khai thác tự nhiên chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
  • Trường hợp doanh nghiệp/hợp tác xã mua các sản phẩm trên và bán lại cho đơn vị khác (cũng chưa qua chế biến) không phải kê khai và tính thuế GTGT, nhưng vẫn được khấu trừ thuế đầu vào nếu có.
  1. Giống cây trồng, vật nuôi
  • Bao gồm: cây giống, con giống, trứng giống, hạt giống, tinh dịch, phôi và vật liệu di truyền phục vụ cho nhân giống nông nghiệp.
  1. Các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp
  • Dịch vụ: tưới, tiêu nước; cày, bừa; nạo vét nội đồng; thu hoạch nông sản.
  1. Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thiết bị nông nghiệp chuyên dùng
  • Gồm: phân bón các loại, thiết bị chuyên dùng trong nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn chăn nuôi, thủy sản,…
  1. Sản phẩm muối
  • Gồm: muối biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt, thành phần chính là NaCl.
  1. Nhà ở do Nhà nước bán cho người thuê
  • Đối với các căn nhà thuộc sở hữu nhà nước được bán cho người đang thuê.
  1. Chuyển quyền sử dụng đất
  • Mọi hoạt động chuyển nhượng, giao dịch quyền sử dụng đất không thuộc diện chịu thuế GTGT.
  1. Bảo hiểm liên quan đến con người và nông nghiệp
  • Gồm: bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe, học sinh, bảo hiểm nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi, tái bảo hiểm,…
  1. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán
  • Bao gồm:
    • Cho vay, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, thuê tài chính…
    • Kinh doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ.
    • Chuyển nhượng vốn, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ.
    • Dịch vụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi lãi suất.
    • Bán tài sản bảo đảm nợ xấu của tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu 100%.
  1. Dịch vụ y tế, thú y, chăm sóc sức khỏe
  • Bao gồm khám chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; chăm sóc người già, người khuyết tật.
  1. Dịch vụ công ích xã hội
  • Bưu chính công ích, dịch vụ Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
  1. Dịch vụ công cộng và xã hội
  • Gồm: duy trì cây xanh, công viên, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ,…
  1. Hoạt động xây dựng cộng đồng
  • Dự án xây dựng dùng vốn viện trợ nhân đạo, đóng góp của người dân cho các công trình phúc lợi, nhà ở xã hội.
  1. Giáo dục – đào tạo
  • Bao gồm: dạy học, dạy nghề, các chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật.
  1. Phát thanh, truyền hình công ích
  • Phát sóng radio, truyền hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

các dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Các dịch vụ không chịu thuế GTGT

  1. Sách và ấn phẩm đặc thù
  • Gồm: sách giáo khoa, giáo trình, sách pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách tiếng dân tộc, báo chí, tạp chí,…
  • Kể cả các hình thức băng đĩa, tài liệu điện tử có nội dung tương tự.
  1. Vận tải công cộng
  • Vận chuyển hành khách bằng xe buýt, xe điện.
  1. Nhập khẩu thiết bị phục vụ nghiên cứu – sản xuất
  • Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng,… khi trong nước chưa sản xuất được.
  1. Thiết bị quốc phòng, an ninh
  • Các loại vũ khí, khí tài chuyên dùng theo quy định.
  1. Viện trợ, quà tặng, hàng hóa miễn thuế
  • Gồm: hàng viện trợ không hoàn lại, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế, hàng của tổ chức nước ngoài thuộc diện ngoại giao.
  1. Hàng hóa – dịch vụ phục vụ viện trợ
  • Những sản phẩm, dịch vụ bán cho tổ chức nước ngoài để viện trợ nhân đạo, không hoàn lại cho Việt Nam.
  1. Hàng chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất
  • Bao gồm:
    • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh
    • Tạm nhập, tái xuất hoặc ngược lại
    • Nguyên liệu gia công hàng xuất khẩu
    • Giao dịch trong khu phi thuế quan
  1. Chuyển giao công nghệ – phần mềm
  • Gồm: chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính.
  1. Vàng nguyên liệu
  • Vàng dạng thỏi, miếng chưa chế tác thành trang sức, mỹ nghệ.
  1. Tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến
  • Tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến hoặc chế biến sơ mà chi phí tài nguyên và năng lượng chiếm trên 51% giá thành.
  1. Dụng cụ y tế, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật
  • Gồm: bộ phận thay thế cơ thể, xe lăn, nạng, và các thiết bị chuyên dụng khác.
  1. Hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ
  • Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Các dịch vụ không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?

Rất nhiều người thắc mắc rằng: “Các đối tượng không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?” Thì có những trường hợp cần kê khai và có những trường hợp không cần kê khai, cụ thể như sau:

các dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Các dịch vụ không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?

Theo quy định pháp luật hiện hành

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có nêu rõ: “Người nộp thuế không cần nộp hồ sơ khai thuế nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ chỉ thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định pháp luật.”

Nói một cách dễ hiểu: Nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân chỉ hoạt động trong lĩnh vực không chịu thuế GTGT, thì sẽ không cần phải kê khai thuế GTGT hàng tháng/quý.

Hướng dẫn từ Công văn 4943/TCT-KK (Tổng cục Thuế – năm 2015)

Công văn này cũng củng cố thêm nội dung rằng:

  • Nếu chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp không cần kê khai thuế GTGT.
  • Tuy nhiên, nếu có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT (ví dụ như thanh lý tài sản), thì vẫn phải kê khai và nộp thuế cho phần phát sinh này.
    • Trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp và kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

Một số tình huống cần lưu ý – Dù không chịu thuế, vẫn nên kê khai

Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải kê khai trong một số trường hợp, nhưng trên thực tế nhận thấy có một số trường hợp doanh nghiệp vẫn nên kê khai để đảm bảo minh bạch và quản lý thuế hiệu quả:

  1. Doanh nghiệp kinh doanh cả hàng hóa/dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế
    → Cần kê khai để phân tách rõ ràng doanh thu, đảm bảo tính đúng thuế đầu vào được khấu trừ.
  2. Có hóa đơn đầu vào có thuế GTGT (dù đầu ra không chịu thuế)
    → Kê khai giúp xác định rõ phần thuế GTGT đầu vào và tránh nhầm lẫn khi khấu trừ thuế.
  3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
    → Đây là hoạt động không chịu thuế, nhưng vẫn cần kê khai để ghi nhận doanh thu hợp lệ.
  4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam
    → Kê khai giúp cơ quan thuế theo dõi giao dịch, tránh bỏ sót nghĩa vụ thuế.
  5. Hàng hóa, dịch vụ miễn thuế theo điều ước quốc tế
    → Cần kê khai để xác định đúng đối tượng được hưởng ưu đãi thuế.

Xem thêm: Hướng dẫn làm báo cáo thuế GTGT theo quý chi tiết năm 2025

Tổng quan về chi nhánh hạch toán độc lập 

=> Tóm lại, nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân chỉ kinh doanh các dịch vụ không chịu thuế GTGT, thì không bắt buộc phải nộp tờ khai thuế GTGT. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc kê khai vẫn rất nên thực hiện để đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong hoạt động kế toán – thuế, cũng như giúp cơ quan thuế kiểm soát và hỗ trợ tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *