> Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý 1
Một số thông tin cần biết về báo cáo tài chính quý 2
Khái niệm
Báo cáo tài chính – BCTC ( tiếng anh là Financial Statement hoặc Financial Reports) là một loại hồ sơ bằng văn bản truyền đạt các thông tin về hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp hoặc của một tổ chức.
Nói cách khác, báo cáo tài chính là một báo cáo phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định như cuối quý hoặc cuối năm. Khi nhìn vào bản báo cáo tài chính của công ty, người đọc có thể thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình lãi lỗ trong doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng cũng doanh thu, cũng như các chi phí, lợi nhuận cấu thành lên kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì còn phải thực hiện BCTC tổng hợp hay BCTC hợp nhất vào mỗi cuối kỳ kế toán năm dựa vào BCTC của các đơn vị trực thuộc. Chính vì thế mà hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận kế toán chuyên nghiệp thường thuê dịch vụ kế toán để thực hiện lập BCTC này.
> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ báo cáo tài chính Hải Phòng
Nội dung
Báo cáo tài chính cần phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:
- Tài sản.
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu, thu nhập khác và các khoản chi phí kinh doanh, chi phí khác.
- Lão, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị.
- Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào đều phải được hiển thị trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài các thông tin này thì doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản “Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, chính sách kế toán áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:
- Chế độ kế toán áp dụng.
- Hình thức kế toán.
- Nguyên tắc ghi nhận.
- Phương thức tính giá, hạch toán hàng tồn kho.
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
Ý nghĩa
- BCTC phản ánh tổng quan và chi tiết nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ lập báo cáo.
- Cung cấp những thông tin chi tiết về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã qua. Do đó mà việc lập BCTC chính là cơ sở để việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn, cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp được diễn ra dễ dàng hơn.
- Là tài liệu quan trọng để cho chủ doanh nghiệp có được những phân tích, nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra những chiến lược, định hướng kinh doanh đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo và nâng cao hiệu quả cho công tác quản trị doanh nghiệp.
Vì vậy mà báo cáo tài chính luôn là tài liệu được quan tâm nhiều từ hội đồng quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, quản lý cấp cao và cả nhân viên của doanh nghiệp.
> Xem thêm: Đào tạo kế toán
Tầm quan trọng
- Báo cáo tài chính nội bộ doanh nghiệp giúp doanh nghiệp xác định rõ tình hình kinh doanh. Và hiệu quả công việc cũng như làm rõ tình hình lãi lỗ thực tế của doanh nghiệp.
- Thể hiện rõ quy mô và cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ
- Xác định điểm hòa vốn và cân đối tài sản tối ưu
- Cho biết chính xác khả năng tạo ra lợi nhuận. Cũng như khả năng tham gia các dự án đầu tư mới
- Báo cáo tài chính nội bộ còn được sử dụng khi vay vốn ngân hàng. Trước khi xét duyệt cân nhắc cho doanh nghiệp bạn vay vốn hay không. Ngân hàng sẽ xem qua bản báo cáo tài chính nội bộ thực của công ty bạn. Thông tin trên bản báo cáo sẽ phản ảnh một cách chân thực tình hình hoạt động của công ty. Và quyết định của ngân hàng cũng sẽ dựa vào đó. Đó cũng chính là lí do vì sao các doanh nghiệp cần làm “ đẹp” bản báo cáo trước khi gửi đến ngân hàng.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý 2
Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định tương ứng cho 02 loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
– Báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
- Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
– Báo cáo tài chính năm
- Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Đối với doanh nghiệp không thuộc Nhà nước
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
> Xem thêm: Đại lý thuế Hải Phòng
Trên đây là tìm hiểu về báo cáo tài chính quý 2 của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.