Một trong những công việc cần làm của kế toán viên vào cuối tháng là bút toán sổ sách. Bút toán cuối tháng trong doanh nghiệp sản xuất cần phải thực hiện? Và chi phí là gì? Những nhầm lẫn về chi phí mà mọi người thường gặp phải và phân loại chi phí như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết về Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất mới 2023 sau đây của kế toán Thái Phong nhé.

> Xem thêm: Tìm hiểu về free cash flow là gì

kết chuyển chi phí sản xuất

Một số thông tin về bút toán kết chuyển chi phí sản xuất

Chi phí kinh doanh là một khoản mục được phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế toán quốc tế định nghĩa chi phí kinh doanh là “sự sụt giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả”.
Tóm lại, chi phí (expenses) là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Xác định chi phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý doanh nghiệp vì nó là cơ sở để chủ doanh nghiệp phân tích và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có lợi nhất d đánh giá năng suất và hiệu quả kết quả kinh doanh.
Ngoài ra, tính toán và phân tích chi phí còn giúp chủ doanh nghiệp định hướng và đưa ra quyết định phù hợp trong từng thời kỳ hoạt động nhằm từng bước tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp. Về tính năng, trước hết, chi phí có thể được coi là sự lãng phí nguồn lực của công ty (bao gồm cả hữu hình và vô hình), vật chất và lao động.
Ngoài ra, các chi phí hoặc chi phí chuyên nghiệp này được liên kết với mục đích kinh doanh của công ty. Để được coi là chi phí kinh doanh và được phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các điều kiện sau phải được đáp ứng: Sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến việc giảm giá trị của một tài sản hoặc tăng một khoản nợ phải trả; Mức giảm này phải được xác định một cách đáng tin cậy; Các khoản chi này phải tôn trọng nguyên tắc phù hợp với thu nhập. Cuối cùng, một đặc điểm cực kỳ quan trọng của chi phí là chúng phải được định lượng bằng tiền và phải được xác định trong một khoảng thời gian.

Những cách hiểu sai lầm về kết chuyển chi phí sản xuất

Nhầm lẫn giữa chi phí và dòng tiền ra

Không ít chủ doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm chi phí doanh nghiệp và dòng tiền ra, nghĩa là cứ thấy có chi tiền thì xem như đã phát sinh chi phí.

Nhầm lẫn thường gặp nhất giữa chi phí và dòng tiền ra là: Các khoản trả trước cho người bán trong nhiều kỳ nhưng lại tính hết vào chi phí một kỳ (trong kế toán gọi là chi phí trả trước). 

Ví dụ 1: Tháng 6/2021 doanh nghiệp A thuê nhà của doanh nghiệp B trong 6 tháng, phục vụ mục đích quản lý doanh nghiệp, trị giá 300 triệu đồng. Công ty A tính ra chi phí điện nước, mặt bằng, lương nhân viên trong kỳ là 100 triệu.

Công ty A tính chi phí tháng 6 là: 300 + 100 = 400 triệu đồng

Đây là cách tính sai bởi lẽ, khoản 300 triệu này phần lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp A thu về kéo dài 6 tháng, nên thực chất chi phí mà họ bỏ ra trong từ tháng sẽ là

300 : 5 = 60 triệu đồng

Và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp A trong tháng 6 sẽ là: 60 + 100 = 140 triệu đồng. Giá trị dòng tiền ra của công ty A đang là 300 triệu nhưng thực chất chi phí mà công ty A sử dụng trong tháng sau chỉ là 140 triệu đồng.

> Xem thêm: Tìm hiểu cash flow là gì?

kết chuyển chi phí sản xuất

Sai lầm liên quan đến ghi nhận chi phí khấu hao tài sản

Đây là một sai lầm rất thường gặp ở nhiều công ty mới thành lập khi chưa có bộ máy kế toán. Doanh nghiệp thường ghi nhận toàn bộ nguyên giá tài sản vào chi phí trong kỳ mua; hoặc coi giá trị tài sản là chi phí đầu tư ban đầu mà không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các kỳ.

Các nhầm lẫn này khiến DN ghi nhận thiếu/thừa chi phí, dẫn đến đánh giá sai kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Do tài sản cố định sẽ tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ nên doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao tài sản vào chi phí từng kỳ.

Chúng ta cùng theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ 2: Doanh nghiệp A đầu năm 2019 mua một thiết bị X phục vụ cho hoạt động sản xuất, trị giá của thiết bị X là 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp ước tính có thể sử dụng thiết bị X trong thời gian 5 năm.

Năm 2019 Doanh thu là 400 triệu, các chi phí khác là 250 triệu đồng

Năm 2020 Doanh thu là 800 triệu, các chi phí khác là 410 triệu đồng

Cách tính sai: Tính hết 2 tỷ thiết bị X vào chi phí năm 2019

Lợi nhuận năm 2019 là: – 1,6 tỷ đồng; Lợi nhuận năm 2020 là 400 triệu.

Từ đây đánh giá DN đang tăng trưởng lợi nhuận rất tốt. Đây là kết luận sai do cách tính toán sai khi ghi nhận chi phí.

=> Cách tính đúng: Trích khấu hao chi phí thiết bị X vào chi phí sản xuất mỗi năm.

Cụ thể: Chi phí mỗi năm từ khấu hao thiết bị X là: 2 tỷ : 5 = 400 triệu

Lợi nhuận năm 2019 là 400 – 400 – 250 = -250 triệu (lỗ);

Lợi nhuận năm 2020 là 800 – 400 – 410 = – 10 triệu (lỗ)

Như vậy, thực chất cả hai năm doanh nghiệp đều đang lỗ chứ không phải lãi nhiều vào năm 2020 như cách tính sai bên trên.

> Xem thêm: Dịch vụ chữ ký số, hóa đơn điện tử

kết chuyển chi phí sản xuất

Không ghi nhận đầy đủ các khoản chi phí trong doanh nghiệp

Có rất nhiều khoản chi phí thực tế phát sinh và đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện ghi nhận chi phí nhưng thực chất lại bị bỏ qua, tiêu biểu là chi phí lương của nhóm chủ doanh nghiệp.

Nếu chủ doanh nghiệp trực tiếp tham gia điều hành, quản lý, cần tính lương của chủ DN để đưa vào chi phí quản lý DN. Điều này đảm bảo cho việc theo dõi lợi nhuận, cấu trúc chi phí của công ty là chính xác

Nhầm lẫn giữa chi phí và giá trị hàng tồn kho mua vào

Chẳng hạn, khi mua sắm nguyên vật liệu nhập kho, nếu ghi nhận toàn bộ giá trị nguyên vật liệu này vào chi phí sản xuất trong kỳ là không chính xác. Bởi lẽ, chỉ khi nào nguyên vật liệu đó được đưa vào sản xuất thì mới “đóng góp” vào chi phí doanh nghiệp. Nguyên vật liệu còn nằm trong kho là một dạng hàng tồn kho (tài sản) chứ chưa phải chi phí.

Nhận được hóa đơn mới ghi nhận chi phí

Một số doanh nghiệp có cách hiểu sai là sẽ chỉ ghi nhận khoản chi phí khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn từ người bán. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai bởi chi phí được ghi nhận khi đảm bảo đáp ứng cả ba điều kiện bao gồm: làm giảm giá trị tài sản / tăng nợ phải trả; được xác định một cách đáng tin cậy và đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập. Như vậy, việc ghi nhận chi phí không phụ thuộc vào thời điểm doanh nghiệp nhận được hóa đơn từ người bán.

Ví dụ: Hóa đơn điện nước của tháng 12/2020, đến đầu tháng 1 doanh nghiệp mới nhận được; DN vẫn phải ghi nhận khoản điện nước này là chi phí của tháng 12 vì nó phát sinh và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tháng 12.

> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp chữ ký số Hải Phòng

kết chuyển chi phí sản xuất

Trên đây là tìm hiểu về kết chuyển chi phí sản xuất của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *