Theo đà phát triển của nền kinh tế, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay ngày càng được đơn giản hóa. Điều này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp mới được thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính. Thêm vào đó trình tự giản lược cũng giảm tải cho các cơ quan hành chính nhà nước và tiết kiệm nhân lực, chi phí quản lý đáng kể. Cùng Thái Phong điểm qua 5 bước trong trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay nhé.
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?
Đây là khái niệm khá phổ biến nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký kinh doanh. Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2020 thì người thành lập doanh nghiệp sẽ chuẩn bị giấy tờ theo biểu mẫu và quy định để nộp tai Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trình tự thủ tục là quá trình gồm 5 bước từ công tác chuẩn bị đến nộp hồ sơ và hoàn tất quá trình đăng ký kinh doanh.
5 bước tiến hành trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp
Để tiến hành hoàn thiện hồ sơ và đăng ký kinh doanh thì chủ doanh nghiệp thường phải trải qua trình tự 5 bước: từ chuẩn bị giấy tờ đến đăng bố cáo.
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cho quá trình thành lập doanh nghiệp
Để không bị sai sót và mất công chuẩn bị đi chuẩn bị lại giấy tờ hồ sơ. Thì cách tốt nhất là doanh nghiệp cần đọc kỹ quy định và luật doanh nghiệp 2020. Sau đó tiến hành chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ tùy thân: chứng minh thư (căn cước công dân) cả bản chính và công chứng, bản sao hộ chiếu công chứng (không quá 3 tháng)
+ Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh (mẫu có sẵn hoặc soạn theo mẫu), dự thảo điều lệ công ty liệt kê đầy đủ vốn và cổ đông theo tỷ lệ đã cam kết.
+ Chứng chỉ hành nghề và chứng minh vốn pháp định có xác nhận của doanh nghiệp có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp nhà nước)
Bạn có thể chọn sử dụng dịch vụ tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp để chuẩn bị tốt nhất hồ sơ đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bước tiếp theo trong trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp là nộp hồ sơ. Vậy nộp tại đâu và ai sẽ là người phải đi nộp?
+ Mang hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh/ thành (nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp). Đảm bảo mang đầy đủ hồ sơ và nên đi vào buổi sáng để tiến hành thủ tục trong ngày.
+ Người đi nộp hồ sơ: là chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp lý được ủy quyền đi nộp. Theo luật thì chỉ có 2 đối tượng này mới đủ tư cách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong trường hợp người đại diện pháp lý đi thì ngoài giấy ủy quyền của chủ doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký đầy đủ còn phải có giấy tờ cá nhân của người này.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra, thẩm định hồ sơ
Bước này trong trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp khá quan trọng. Bởi có nhiều doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh hoặc là công ty nước ngoài tại Việt Nam nên thủ tục sẽ phức tạp hơn.
Thông thường sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ xem có đúng luật và hợp lệ không. Nếu thiếu thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung. Còn nếu sai phạm thì có quyền từ chối hồ sơ.
Thời hạn cấp: 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ.
Sau bước này doanh nghiệp sẽ chính thức nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Đăng ký làm dấu pháp nhân cho doanh nghiệp
Bên cạnh bước thẩm định hồ sơ thì bước làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp cũng quan trọng không kém. Con dấu này sẽ đi cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh. Và sẽ có mặt trong mọi chứng từ, hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ đến cơ quan khắc dấu kinh doanh để làm con dấu pháp nhân. Sau đó để công bố thông tin con dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia thì cần bản đăng ký mẫu dấu. Hồ sơ đăng ký này khá đơn giản chỉ gồm đơn, mẫu dấu và chữ ký của người đại diện pháp lý.
Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ làm con dấu doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bước 5: Công bố thông tin để hoàn tất quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp
Sau 30 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ đăng thông tin lên cổng thông tin của Sở kế hoạch đầu tư. Đây là bước bắt buộc để hoàn tất quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp và là bước mất phí. Nội dung đăng bao gồm:
– Tên doanh nghiệp
– Địa chỉ và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
– Thông tin vốn điều lệ (công ty TNHH, cổ phần, hợp danh)
– Vốn đầu tư ban đầu (tư nhân)
– Vốn pháp định (đối với doanh nghiệp có ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định)
Quá trình thành lập doanh nghiệp sẽ mất khoảng 30 – 40 ngày từ khi đăng ký đến khi hoàn tất. Đó là trong trường hợp giấy tờ, hồ sơ hợp lệ và không phải làm đi làm lại. Để tránh chậm trễ hay sai sót thì doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ ngay từ đầu một cách đầy đủ và đúng nhất.
Hy vọng qua bài viết trên các chủ doanh nghiệp tương lai đã phần nào biết được các bước cơ bản để tiến hành trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu cần giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp để Thái Phong sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Xem thêm Dịch vụ thành lập doanh nghiệp