Trong thực tiễn khi kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể vẫn phải chịu rủi ro kiểm toán vì không thể phát hiện và nhận biết được hết những gian lận và sai sót tồn tại trong báo cáo tài chính. Bài viết dưới đây của kế toán Thái Phong về ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính là gì hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
> Xem thêm: Tìm hiểu về bảng tổng hợp công nợ
Khái niệm về ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính
Sai sót là những nhầm lẫn hoặc lỗi không cố ý gây ảnh hưởng trong báo cáo tài chính và dễ phát hiện. Những sai sót thường có một số biểu hiện như sau:
- Lỗi tính toán hay ghi chép sai số liệu.
- Bỏ sót hay hiểu sai do hạn chế về hiểu biết về các khoản mục hoặc các nghiệp vụ kinh tế.
- Sử dụng sai phương pháp, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chính sách tài chính do năng lực kế toán thiếu kinh nghiệm.
Những ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính
Những sai sót này thường xuất hiện do sự nhầm lẫn của nhân viên kế toán, kiểm toán không có tính chất vụ lợi. Cùng điểm qua các sai sót dưới đây:
- Sai sót khi áp dụng nguyên tắc kế toán: Thường xảy ra đối với các nhân viên kế toán, kiểm toán thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc các nhân viên không cập nhật kịp thời các nguyên tắc hoặc chuẩn mực và thông tư kế toán mới.
- Sai sót do ước tính và ghi nhận chi phí nợ xấu chưa hợp lý.
- Sai sót khi phân loại chi phí: Ví dụ điển hình là chi phí quảng cáo thường ghi nhầm vào chi phí khấu hao.
> Xem thêm: Tìm hiểu về giảm thuế gtgt 8
Những đánh giá về sai sót trong kiểm toán
Thứ nhất, xem xét các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán. Trên thực tế, sai sót không xảy ra một cách riêng lẻ, mà một sai sót xảy ra thường dẫn đến các sai sót khác, ví dụ khi KTV phát hiện một sai sót phát sinh từ sự yếu kém của kiểm soát nội bộ hoặc từ các ước tính kế toán, các phương pháp đánh giá không phù hợp đã được đơn vị áp dụng rộng rãi. Nếu tổng hợp các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán gần đạt mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 thì có thể có rủi ro cao hơn mức độ chấp nhận được, là do ảnh hưởng của các sai sót không được phát hiện khi cộng gộp vào với các sai sót đã phát hiện và được tổng hợp trong quá trình kiểm toán có thể vượt mức trọng yếu. Các sai sót không được phát hiện có thể tồn tại do rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu.
KTV có thể yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán kiểm tra các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh để hiểu rõ nguyên nhân của các sai sót mà KTV phát hiện được và thực hiện các thủ tục, để xác định giá trị của các sai sót thực tế trong các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với BCTC.
Thứ hai, trao đổi và điều chỉnh các sai sót.
Pháp luật và các quy định có thể hạn chế việc KTV trao đổi một số sai sót với Ban Giám đốc hoặc những người khác trong đơn vị được kiểm toán. Ví dụ: Pháp luật có thể cấm KTV trao đổi hoặc thực hiện các biện pháp khác gây ảnh hưởng đến cuộc điều tra của các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật. Trong một số trường hợp, KTV sẽ gặp mâu thuẫn phức tạp giữa nghĩa vụ bảo mật và trách nhiệm trao đổi thông tin của KTV, thì KTV cần tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật.
Việc điều chỉnh tất cả các sai sót bao gồm cả các sai sót đã được KTV trao đổi giúp Ban giám đốc duy trì hệ thống sổ kế toán và các ghi chép được chính xác và giảm thiểu rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong các BCTC tương lai do ảnh hưởng của các sai sót không trọng yếu, không được điều chỉnh của các kỳ trước.
> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh. Trước khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh, KTV cần điều chỉnh lại mức trọng yếu theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 dựa trên kết quả kinh doanh thực tế. Theo đó, mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (hoặc mức trọng yếu cho nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh, nếu có) được điều chỉnh lại khi KTV thu thập được thông tin cần thiết dẫn đến cần phải điều chỉnh lại mức trọng yếu trước đó. Trong trường hợp phải xác định lại mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 và mức trọng yếu xác định lại thấp hơn so với mức trọng yếu trước đó, KTV cần xem xét lại mức trọng yếu thực hiện và sự phù hợp về nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán tiếp theo nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán.
Cần lưu ý rằng, ảnh hưởng của từng sai sót riêng lẻ cần được đánh giá trong mối quan hệ với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh liên quan và xem xét các sai sót có vượt quá mức trọng yếu áp dụng cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh đó hay không. Ví dụ: Nếu doanh thu bị phản ánh cao hơn doanh thu thực tế và sai sót này vượt quá mức trọng yếu thì BCTC bị coi là có sai sót trọng yếu ngay cả khi ảnh hưởng của sai sót của khoản mục doanh thu được bù trừ, bởi sai sót do ghi tăng chi phí tương ứng và không làm sai sót về lợi nhuận. Việc bù trừ các sai sót trong cùng một tài khoản hoặc loại giao dịch có thể là hợp lý, tuy nhiên cần phải xem xét rủi ro về các sai sót không được phát hiện trước khi kết luận, các sai sót sau khi được bù trừ có trọng yếu hay không.
Thứ tư, lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công. Đối với các đơn vị trong lĩnh vực công, việc đánh giá sai sót có trọng yếu hay không còn bị ảnh hưởng bởi trách nhiệm của KTV (do pháp luật và các quy định có liên quan yêu cầu) trong việc thông báo các vấn đề đặc biệt với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ví dụ sai sót do gian lận. Ngoài ra, các vấn đề như lợi ích công chúng, trách nhiệm, tính liêm khiết, sự giám sát pháp lý… có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá của KTV về mức độ trọng yếu của các sai sót, đặc biệt là các sai sót liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định.
Nếu KTV đã trao đổi về các sai sót không được điều chỉnh với các thành viên Ban Giám đốc đồng thời là thành viên Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, thì KTV không cần phải trao đổi lại với chính những cá nhân đó trên cương vị là thành viên Ban quản trị.
Nếu có nhiều sai sót riêng lẻ không trọng yếu, KTV cần thông báo với Ban quản trị số lượng các sai sót và tổng hợp ảnh hưởng của những sai sót không được điều chỉnh, thay vì thông báo các sai sót một cách riêng lẻ. KTV cần thảo luận với Ban quản trị về nguyên nhân và ảnh hưởng của việc không điều chỉnh các sai sót có cân nhắc đến quy mô, nội dung của các sai sót trong từng điều kiện cụ thể và những ảnh hưởng có thể có của các sai sót này đến BCTC trong tương lai của đơn vị…
> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp Hóa đơn điện tử Hải Phòng
Trên đây là tìm hiểu về ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.