Bảng cân đối tài khoản là một trong những bảng báo cáo tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tất cả các nghiệp vụ về tài sản, nguồn vốn phát sinh từ đầu năm đến cuối kỳ trong doanh nghiệp đều sẽ được ghi lại. Vậy bảng cân đối tài khoản là gì? Làm thế nào để lập bảng chính xác, đầy đủ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

> Xem thêm: Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tin 200

 

Khái niệm bảng cân đối tài khoản

Khái niệm

Bảng cân đối tài khoản hay còn được gọi là bảng cân đối phát sinh được lập ra với mục đích kiểm tra và đối chiếu lại những dữ liệu được ghi trong sổ sách và chứng từ. Nhờ vậy mà kiểm soát được tính chính xác của các số liệu trước khi lập vào bảng cân đối kế toán cũng như tiến hành các nghiệp vụ kinh tế khác.

Bảng cân đối tài khoản chính là phụ biểu của báo cáo tài chính được gửi đến cho các cơ quan thuế. Bảng này sẽ phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm số phát sinh trong năm, nguồn vốn, nợ phải trợ, doanh thu, các thu nhập khác cũng như kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, lập bảng cân đối tài khoản cũng giúp các nhà quản trị có được cái nhìn chính xác về thực trạng của doanh nghiệp thể hiện qua số dư đầu và số dư tại thời điểm lập bảng mà không có thêm số phát sinh.

Phân biệt bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán

Nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm giữa bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa hai loại bảng này là gì?

> Xem thêm: Chứng từ khấu trừ thuế tncn điện tử

 

 bảng cân đối tài khoản

Như đã biết về bảng cân đối tài khoản là gì, đây là loại bảng giúp đánh giá những hoạt động của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực được thể hiện thông qua các số liệu như số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và số phát sinh tài khoản của doanh nghiệp sử dụng để hạch toán.

Còn bảng cân đối kế toán lại giúp các nhà quản trị có được mức đánh giá chính xác về tình hình hiện tại của doanh nghiệp thông qua số dư đầu kỳ và cuối kỳ tại thời điểm lập bảng mà không phát sinh thêm bất cứ số nào.

Mẫu bảng cân đối tài khoản bạn nên biết

Vậy làm thế nào để lập bảng cân đối tài khoản một cách chính xác? Các kế toán chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa của 8 mục cơ bản trong bảng cân đối tài khoản và điền đầy đủ, chi tiết và đúng thông tin. Cụ thể:

> Xem thêm: Dịch vụ chữ ký số, hóa đơn điện tử

 

bảng cân đối tài khoản

  • Số hiệu tài khoản: Ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 hoặc ghi cả tài khoản cấp 1 và cấp 2 mà doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo
  • Tên tài khoản: Ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự phân loại mà doanh nghiệp đang sử dụng. Mỗi loại tài khoản sẽ được ghi trên 1 dòng và ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn.
  • Số dư đầu năm: Phản ánh số dư “Nợ” đầu năm và Số dư “Có” theo từng tài khoản. Dữ liệu để ghi sẽ căn cứ vào sổ cái hoặc là nhật ký
  • Số phát sinh trong năm: Dựa vào tổng số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo mà số liệu ghi sẽ căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc ghi trong Nhật ký sổ cái trong năm báo cáo
  • Số dư đầu năm: Phản ánh tổng số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm trong từng điều khoản của năm báo cáo. Số liệu ghi được tính bằng công thức:

Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm

bảng cân đối tài khoản

Lưu ý là bảng cân đối phát sinh là phương pháp sử dụng để kiểm tra tổng quát tất cả các số liệu đã ghi trên tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối số phát sinh được lập trên hai cơ sở:

  • Tổng số dư Nợ của tất cả những tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư của bên Có
  • Tổng số phát sinh Nợ của tất cả những tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư của bên Có.

Hơn nữa, sau khi lập bảng cân đối tài khoản, các kế toán nên tiến hành kiểm tra và đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái, đối chiếu công nợ khách hàng, kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra bảng lương cũng như các chi phí khác để đảm bảo bảng cân đối chính xác.

Cách xử lý bảng cân đối không cân

Việc kê khai bảng cân đối tài khoản doanh nghiệp cần được các kế toán tính toán cẩn thận trước khi điền. Thế nhưng, đôi lúc do các hoạt động của doanh nghiệp chi tiêu nhiều cùng lượng hóa đơn lớn.

Nên dù tính toán nhiều lần và kỹ lưỡng thì trong một số trường hợp, bảng cân đối vẫn không cân. Lý do có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: do sai sót tại phần định khoản, kế toán nhập sai dữ liệu hàng tồn kho hoặc quỹ tiền mặt của doanh nghiệp là số âm.

> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp Hóa đơn điện tử Hải Phòng

 

bảng cân đối tài khoản

Tùy thuộc vào từng trường hợp và nguyên nhân dẫn đến việc mất cân đối mà các kế toán viên sẽ có hướng giải quyết cụ thể:

  • Do sai sót ở phần định khoản: kế toán doanh nghiệp cần kiểm tra lại từng định khoản để điều chỉnh cho chính xác
  • Nhập sai hàng tồn kho: đối chiếu bảng xuất – nhập – tồn và kiểm tra cẩn thận phương pháp tính giá xuất kho, giá ghi nhận vốn cũng như kiểm tra hàng trước khi xuất xem có phiếu nhập kho hay không và chính sửa cho đúng.
  • Quỹ tiền mặt doanh nghiệp bị âm: Khi đó, kế toán cần kiểm tra nguyên nhân tại sao quỹ tiền âm. Trong trường hợp không tìm được nguyên nhân thì các kế toán cần nhanh chóng giải quyết bằng cách tiến hành vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung quỹ hoặc thu hồi công nợ để bổ sung vào quỹ.
  • Do sai sót ở phân bổ chi phí trả trước, khấu hao: Trong trường hợp này, kế toán cần thực hiện bút toán để phân bổ lại cho phù hợp.

Trên đây là tìm hiểu về bảng cân đối tài khoản của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *