Với vấn đề thành lập doanh nghiệp mới cần lưu ý rất nhiều điều. Trong đó không chỉ bao gồm những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp mà còn cần lưu ý về đối tượng được pháp luật quy định không được thành lập doanh nghiệp. Vậy câu hỏi được đặt ra là viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Vì sao? Để trả lời cho vấn đề này hãy cùng Thái Phong đọc qua bài viết dưới đây nhé.

vien-chuc-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong

Giải đáp cho vấn đề viên chức có được thành lập có được thành lập doanh nghiệp không

Đầu tiên để làm rõ vấn đề viên chức có được thành lập doanh nghiệp không thì Thái Phong nghĩ bạn cần phải có hiểu biết cơ bản. Và với những thông tin dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc tìm ra phương hướng để trả lời câu hỏi.

Viên chức là khái niệm thế nào?

Được coi là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Những cá nhân này thực hiện công việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Công việc của họ được thực hiện dựa theo chế độ hợp đồng làm việc cùng với đó chế độ hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

vien-chuc-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong

Xem thêm: đào tạo kế toán

Quyền cơ bản của viên chức bao gồm?

Viên chức được phép thực hiện hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ hành chính dựa theo quy định trong hợp đồng làm việc. Với điều kiện những công việc đó phù hợp với các trường hợp khác được pháp luật quy định.

Cơ bản về hoạt động kinh doanh và thực hiện công việc ngoài giờ quy định của viên chức nhà nước được quy định khá rõ ràng. Trong đó cụ thể là:

  • Sau khi được ký hợp đồng vụ thì cơ bản việc viên chức thực hiện cùng với cơ quan hoặc tổ chức đơn vị khác không bị pháp luật cấm. Nhưng với điều kiện cần đảm bảo tiến trình công việc và có sự chấp thuận từ phía lãnh đạo.
  • Pháp luật không có quy định nào nghiêm cấm viên chức thực hiện công việc khác ngoài cơ quan nhưng phải phù hợp với điều kiện sau:
  • Viên chức tuyệt đối không được tham gia với tư cách góp vốn thành lập doanh nghiệp.
  • Đối với công ty cổ phần thì viên chức có thể tham gia với tư cách là cổ đông gió vốn còn không được tham gia quản lý doanh nghiệp.
  • Còn đối với công ty hợp danh thì viên chức được quyền tham gia góp vốn nhưng không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.

vien-chuc-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong

Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán

Những đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp

Từ những thông tin bên trên mà Thái Phong cung cấp cho bạn đọc đã có thể kết luận được việc viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Nhưng chỉ có viên chức là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp sao? Để giải đáp vấn đề hãy cùng chúng tôi đọc tiếp những thông tin sau nhé

Dựa theo khoản 2 trong Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 những đối tượng khong có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

Cơ quan nhà nước hoặc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp kinh doanh. Đặc biệt là với mục đích để thu lợi riêng cho cá nhân hoặc cơ quan.

Sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp, những người thuộc viên chức Quốc phòng hoặc đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trừ trương hợp cá nhân đó được ủy quyền để quản lý phần vốn được góp của nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài ra theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì những người như cán bộ lãnh đạo hoặc đang quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước cũng không được thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp được cử đi làm người đại diện theo ủy quyền quản lý của nhà nước tương tự với trường hợp trên mà Thái Phong đã nêu.

Bên cạnh đó còn bao gồm những đối tượng như người chưa thành niên hoặc bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người gặp vấn đề trong khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

 

Vì sao viên chức không được thành lập công ty?

Cơ bản lý do là vì công chức là những người có chức vụ và có quyền hạn trong cơ quan nhà nước. Họ là những người nắm giữ chức trách và có nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Bên cạnh việc được hưởng nhiều chế độ chính sách thì Nhà nước cũng đặt khá nhiều quy định pháp luật để hạn chế họ tham gia vào hoạt động thành lập và quản lý doanh nghiệp. Vì sao cần phải hạn chế điều này? Vì để tránh tình trạng tham nhũng xảy ra là điều trước hết và hạn chế sự không minh bạch rõ ràng giữa chức trách của viên chức trong bộ máy nhà nước với hoạt động kinh doanh đan xen. Nếu không có những quy định này sẽ gây ra sự xao nhãng trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính bởi tư lợi cá nhân thậm chí dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật tăng cao nghiêm trọng hơn.

Từ đây chúng ta có thể kết luận về vấn đề viên chức có được thành lập doanh nghiệp không và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam hay không. Nhưng có thể góp vốn chứ không tham gia quản lý, điều hành bất kỳ loại hình công ty, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác

Xem thêm: trải nghiệm dịch vụ kế toán giá rẻ

Trên đây là tìm hiểu về viên chức có được thành lập doanh nghiệp không  của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *