Để doanh nghiệp phát triển và duy trì hoạt động ổn định thì kế toán thuế giá trị gia tăng là không thể nào thiếu được. Có thể đảm nhiệm tốt công việc kế toán thuế gtgt trong doanh nghiệp đòi hỏi người giữ chức vụ phải có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Vậy cụ thể công việc đó là gì và cần lưu ý như thế nào thì hãy cùng Thái Phong tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Điều cơ bản cần nắm bắt về kế toán thuế gtgt trong doanh nghiệp
Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề được đề cập trên thì Thái Phong sẽ đưa ra vài khái niệm và thông tin. Với mục đích để bạn hiểu rõ hơn về công việc kế toán gtgt mà mình đang tìm hiểu và làm phong phú thêm vốn kiến thức của bạn.
Thuế GTGT được hiểu như thế nào ?
Đây là loại hình thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa. Và dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên Việt Nam.
Kế toán thuế GTGT được định nghĩa như thế nào ?
Đây là công việc phụ trách việc khai báo các vấn đề liên quan tới thuế GTGT trong doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước đúng theo quy định của pháp luật.
Công việc này được coi là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước, giúp cho cả hai bên đều thu được sự hài lòng về hiệu quả công việc.
Có thể nói, đối với các bạn sinh viễn mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong việc thì việc đảm nhiệm tốt công việc cũng là thử thách lớn. Bởi vì kiến thức trên lý thuyết chỉ là một phần nhỏ, phần lớn kinh nghiệm đều là được đúc kết khi làm việc.
>> Xem thêm: dịch vụ báo cáo thuế
Đối tượng nộp thuế GTGT của doanh nghiệp
Công việc này để làm tốt trách nhiệm được giao bạn phải có kiến thức được đào tạo từ bài bản tới chuyên sâu để hiểu rõ được vấn đề công việc. Và để có được điều đó, sau đây Thái Phong sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích
Đầu tiên, đó là những đối tượng được coi đối tượng chịu thuế. Bao gồm người tiêu dùng, sử dụng dịch vụ và hàng hóa trên Việt Nam. Để xác định được tối tượng này dựa vào việc mua hàng hóa và dịch vụ đã bao gồm thuế GTGT.
Thông tin về thuế suất GTGT
Trước đây, Luật thuế giá trị gia tăn quy định 4 mức thuế bao gồm 0%, 5%, 10%, 20%.
Được áp dụng cho các nhóm hành hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trển cả nước.
Cụ thể:
- Mức thuế 0% sẽ được áp dụng cho loại hình hàng hóa xuất khẩu.
- Còn mức thuế 20% sẽ được áp dụng đối với loại hình hàng hóa và dịch vụ đặc biệt như các lọa vàng, bạc, đá quý.
Sau đó ngày 11/1/2022, quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa và tiền hỗ trợ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có điều đặc biệt đó là mức thuế GTGT được giảm 2% trong năm với những loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp với yêu cầu đang áp dụng mức thuế 10%
Một số phương pháp để tính thuế GTGT
Hiện nay hầu hết các kế toán gtgt đều áp dụng hai phương pháp tính thuế gia tăng đó là: khấu trừ thuế GTGT và tính trực tiếp trên GTGT.
Mỗi phương pháp đều sẽ được áp dụng tùy theo điều kiện, tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp.
Đối với phương pháp khấu trừ
Đối tượng được áp dụng phương pháp này là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn và chứng từ. Điều kiện tiên quyết là thực hiện chế độ kế toán, chứng từ và hóa đơn theo đúng quy định pháp luật
Dựa trên công thức sau:
- Thuế GTGT cần phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
Trong đó:
- Thuế GTGT đầu ra bằng ∑ giá trị thuế x thuế suất = tổng số thuế GTGT của hàng hóa và dịch vụ đã hoàn thiện ghi trên hóa đơn
- Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa và dịch vụ bằng thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
>> Xem thêm: dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán Thái Phong
Đối với phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp
Cách tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
- Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % X Doanh thu
Trong đó tỷ lệ % được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Loại phương pháp này áp dụng cho các đối tượng bao gồm:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động và sở hữu doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ
- Doanh nghiệp và hợp tác xã mới được thành lập ( Trừ trường hợp được quy định theo Luật kế toán thuế. )
- Hộ các nhân kinh doanh hoặc tổ chức các nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư. Hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán theo quy định của luật pháp ( Trừ các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước ngoài hoạt động trên địa bàn Việt Nam để tiến hành hoạt động tìm kiếm và thăm dò phát triển về mặt dầu khí. )
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp và hợp tác xã ( Trừ thường hợp tổ chức đó đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ )
> Xem thêm: dịch vụ kế toán thuế Hải Phòng
Cách lập tờ khai thuế gtgt tờ khai 01/GTGT Theo TT 80/2021 mới nhất
Trên đây là tìm hiểu về kế toán thuế gtgt trong doanh nghiệp của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.