Hiện tại, có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề lập báo báo tài chính cuối năm. Tại sao lại điều này lại cần thiết và những lưu ý khi lập bản báo cáo tài chính là gì? Hãy cùng Thái Phong tiếp cận với những thông tin đó qua bài viết dưới đây nhé.

lap-bao-cao-tai-chinh-cuoi-năm-1

Những vấn đề cơ bản về lập báo cáo tài chính cuối năm

Báo báo tài chính có khái niệm như thế nào ?

Được định nghĩa rằng đây là một hệ thống bảng biểu chuyên mô tả về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. trong những vấn đề được đề cập trong việc lập báo cáo tài chính cuối năm bao gồm: tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả và tình hình kết quả kinh doanh của công ty.

Theo một cách khác để miêu tả, thì báo cáo tài chính chính là phương tiện phản ánh khả năng sinh lời và vấn đề mà các các doanh nghiệp đang quan tâm tới. Các cơ quan thuế quy định rằng bất kỳ doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải có nghĩa vụ lập bản báo cáo tài chính cuối năm

Lập báo cáo tài chính cuối năm tại sao lại cần thiết ?

Đây là vấn đề được thắc mắc nhiều nhất khi nhắc tới vấn đề lập báo cáo tài chính cuối năm. Bởi vì chỉ cần nghĩ tới việc lập báo cáo đã rất rắc rối và mất nhiều thời gian để thực hiện theo đúng quy trình công việc.

> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm Hải Phòng có gì ?

Theo Luật mà nhà nước đề ra thì việc báo cáo kết quả kinh doanh là công việc bắt buộc phải thực hiện ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

Việc lập bản báo cáo tài chính giống như cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế nói riêng và pháp luật Nhà Nước nói chung. Thực hiện đúng quy định doanh nghiệp sẽ không phải lo sợ bị xử phạt gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới tình hình phát triển của công ty.

Vai trò đối với doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính cuối năm

Khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào thì điều doanh nghiệp mong đợi nhất đó chính là thu được nhiều lợi nhuận để nguồn vốn của họ tăng lên nhanh chóng. Và việc lập báo cáo tài chính cuối năm có thể phản ánh rõ được thực trạng kinh doanh của công ty trong suốt một năm có tiến triển thêm hay không.

Nếu nhìn một thấu đáo về vấn đề này, thì công việc lập báo cáo tài chính cuối năm là tấm gương phản chiếu tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách chân thực và chính xác nhất. không chỉ vậy nó còn mang lại dự lựa chọn kịp thời để tránh rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Đồng thời, nó còn giám sát tình hình sử dụng và kiểm tra sát việc huy động, kêu gọi nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp…

Ngoài ra những bản báo cáo còn trình bày tổng quan và cụ thể nhất về tình hình phát triển trong thời gian qua bao gồm: tài sản, các khoản chi phí, khoản nợ, nguồn thu và kết quả kinh doanh trong kỳ của mọi doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, việc lập báo cáo tài chính cuối năm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Mang tới ảnh hưởng nghiêm trọng và là đối tượng quan tâm hàng đầu đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp ở cả hiện tại và tuong lai

lap-bao-cao-tai-chinh-cuoi-năm-2

> Xem thêm : Dịch vụ rà soát kiểm tra hóa đơn

Một số nguyên tắc bắt buộc khi lập báo cáo tài chính cuối năm

Tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi nhân viên lập báo cáo tài chính phải thực hiện phân loại tài sản, nợ phải trả được xác định dài hạn nhưng không quá 12 tháng.

Khi nhân viên thực hiện lập báo cáo tài chính thì việc phân loại tài sản và thanh toán nợ phải trả được xác định dài hạn nhưng không dược phép vượt quá 12 tháng

( theo Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC )

Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc trình bày sau về báo cáo tài chính:

1. Nguyên tắc dồn tích

Đầu tiên, nguyên tắc mà các doanh nghiệp phải thực hiện theo đó là nguyên tắc dồn tích. Đây là nguyên tắc mà các giao dịch sẽ được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh. Điểm đặc biệt của nguyên tắc này đó là không căn cứ vào thời điểm thực thu và chi tiền đều sẽ được ghi nhận vào sổ kế toán liên quan.

2. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Tiếp theo đó là, báo cáo tài chính được các công ty lập phải dựa theo cơ sở giả dịnh rằng công ty thực hiện lập báo cáo còn đang hoạt động và tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Trừ trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp có ý định buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp phạm vi hoạt động thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm.

3. Nguyên tắc tập hợp và trọng yếu

Không chỉ phải tuân theo hai nguyên tắc trên, mỗi doanh nghiệp đều cần tuân theo đúng nguyên tắc trọng yếu và tập hợp khi lập báo cáo tài chính cuối năm.

Theo nguyên tắc này, các khoản mục được đề cập trong bản báo cáo phải được thực hiện riêng biệt. đối với những mục không phải trọng tâm thì không bắt buộc phải trình bày riêng nhưng vẫn phải đảm bảo đôh đảm bảo về tính chuẩn xác. Đồng thời cùng với đó, doanh nghiệp không cần thiết phải tuân thủ các quy định như trình bày bản báo cáo tài chính.

4. Nguyên tắc nhất quán

Đương nhiên khi trình bày một bản báo cáo hay bất kì tư liệu nào cũng cần yêu cầu tính nhất quán thông tin. Nhằm mục đích diễn giải hợp lý và mang tính thẩm mỹ cao. Nếu như trong báo cáo có bất kì thay đổi nào  về bản chất hoạt động của doanh nghiệp thì bắt buộc phải thay đổi để trình bày sao cho hợp lý với các sự kiện.

5. Nguyên tắc bù trừ

Không kém phần quan trọng trong bản báo cáo đó là nguyên tắc bù trừ. Trong các mục báo cáo nếu có bất cứ thông tin nào liên quan tới các khoản tài sản và nợ phải trả phải được trình bày một cách riêng biệt. Trừ trường hợp các khoản trên đều liên quan tới một đối tượng.

6. Nguyên tắc có thể so sánh

Và cuối cùng các doanh nghiệp phải trình bày bản báo cáo của mình theo nguyên tắc có thể so sánh. Cụ thể đó là so sánh giữa các kỳ kế toán trong báo cáo tài chính. Bao gồm: bảng cân đối kế toán ( theo thông tư 200 ), báo cáo hoạt động kinh doanh hay các loại báo cáo chuyển tiền tệ.

lap-bao-cao-tai-chinh-cuoi-năm-3

> Xem thêm: dịch vụ điều chỉnh cân đối sổ sách

Qua bài viết mà Thái Phong chia sẻ, chúng tôi mong rằng bạn tìm được thông tin mà bạn cần. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lập báo cáo tài chính cuối năm vui lòng liên hệ với Thái Phong để được tư vấn trực tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *