Với công việc liên quan tới nghiệp vụ kế toán tài chính có rất nhiều thứ phải học hỏi và tìm hiểu. Và một trong số đó là những điều liên quan tới nợ có trong kế toán. Khi bán hàng bạn phải khi có vào tài khoản doanh thu hàng được bán. Vậy còn về nợ thì khi được trả về những gì bạn bán được sẽ tiến hành ghi Nợ vào tài khoản doanh thu hàng được bán. Nghe khá rắc rối đúng chứ? Với bài viết dưới đây hãy cùng Thái Phong tìm hiểu chi tiết để giải đáp vấn đề nhé.
Điều cơ bản bạn cần biết về nợ có trong kế toán
Khi nhắc tới vấn đề nợ có trong kế toán mọi người thường nhắc tới khái niệm của vấn đề này. Vậy thuật ngữ này được định nghĩa thế nào thì hãy tìm hiểu qua thông tin sau đây nhé:
Khái niệm của nợ có trong kế toán
Đối với mỗi nghiệp vụ phát sinh trong công ty thì đều cần một đối tượng kế toán để ghi chép về biến động tăng và giảm. Và để thực hiện quá trình theo dõi biến động đó thì người ta quy ước cho để thể hiện tính tăng giảm mỗi tài khoản kế toán sẽ bao gồm bên Nợ và bên Có

Xem thêm: đào tạo kế toán
Để cụ thể hơn Thái Phong sẽ đưa ra ví dụ trong phương pháp ghi sổ kép:
Trong tài khoản được mở tại ngân hang doanh nghiệp gửi 700tr tiền mặt. Và nghiệp vụ này theo chiều hướng tăng tiền gửi và giảm tiền mặt liên quan trực tiếp tới sự biến động của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Bởi vì tiền mặt và tiền gửi đều là tài sản Tiền mặt và tiền gửi đều là tài sảnmà theo lý thuyết thì bên giảm được ghi bên Có còn tài khoản tài sản tăng được ghi bên Nợ. Do đó nghiệp vụ này được ghi Nợ tài khoản tiền gửi ngân hàng và ghi Có tài khoản tiền mặt.
Hướng dẫn thực hiện ghi nợ có trong kế toán
Sau khi nắm bắt được khái niệm về nợ có trong kế toán được cung cấp bên trên thì kế tiếp kế toán của doanh nghiệp cần nẵm vững những vấn đề liên quan tới ghi nợ có trong hệ thống kế toán. Để thực công việc một cách chuẩn xác và nhanh chóng Thái Phong nghĩ bạn cần tìm hiểu một số thông tin sau đây
Định khoản kế toán là thế nào?
Đây là thuật ngữ để miêu tả về công việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh, được ghi Nợ và Có vào tài khoản để xác định số tiền cụ thể. Có thể coi việc thực hiện định toán kế toán là công việc trung gian trước khi thực hiện ghi vào sổ kế toán để tránh sai sót không đáng có. Đồng thời tạo điều kiện cho việc phân công lao động kế toán thuận tiện hơn.
Thường chia làm 2 loại đó là định khoản giản đơn cùng với định khoản phức tạp.
- Định khoản giản đơn là những định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản kế toán.
- Định khoản kế toán phức tạp là những liên quan đến ít nhất 3 tài khoản kế toán trở lên.
Xem thêm: tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán miễn phí
Giới thiệu về nguyên tắc định khoản
Công việc kế toán là công việc luôn đòi hỏi phải cập nhật kiến thực và thông tin liên tục để phục vụ cho nghiệp vụ. Trong vấn đề của bài viết này thì bạn cần tìm hiểu thông tin để hoàn thành với hiệu suất tốt nhất. Khi thực hiện ghi chép nợ có trong kế toán thì cần thông qua khâu công việc trung gian đó là định khoản kế toán mà Thái Phong đã nêu trên. Vậy công việc này có những nguyên tắc cần đảm bảo được thực hiện như sau:
- Thực hiện xác định tài khoản ghi Nợ trước tiến sau đó tới xác định tài khoản ghi Có.
- Ghi nhớ phần tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản phải bằng với tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản. Vấn đề nỳ cần được đảm bảo trong cùng 1 định khoản.
- Trong trường hợp định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn. Nhưng lưu ý không được gộp các định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp.
Xem thêm : 7 nguyên tắc kế toán
Quy trình định khoản cần thực hiện bao gồm
Kế toán viên khi thực hiện công việc không chỉ cần lưu ý đảm bảo tuân thủ nguyên tắc mà còn cần phải nghiêm chỉnh trong việc chấp hành những quy định dược đề ra trong định khoản kế toán. Nếu đảm bảo thực hiện công việc này mà không gặp phải sai sót nào thì sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong khâu làm việc với nợ có trong kế toán.
- Công việc đầu tiên khi thực hiện đó là phải xác định chính xác các đối tượng kế toán xuất hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh trực tiếp và rõ ràng trên chứng từ.
- Tiếp theo chính là xác định tình hình tăng và giảm của từng đối tượng chi tiết và rõ ràng. cùng với việc sẽ xác định các tài khoản kế toán sẽ được sử dụng để phục vụ cho công việc.
- Cuối cùng là xác định chính xác tài khoản số tiền ghi Nợ và ghi có trong ngành xuất nhập khẩu. Rồi tiến hành nốt phần nhập thông tinđể hoàn thành công việc.
Đảm bảo hoàn tất theo đúng những thông tin để không gây ra sai sót không đáng có gây ảnh hưởng tới nguồn thu của doanh nghiệp trong hoạt động mua bán.
Trên đây là tìm hiểu về nợ có trong kế toán của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu.