Khi nhắc tới kế toán giá thành, mọi người thường nhầm lẫn với vị trí của kế toán chi phí. Thực tế, công việc của hai vị trí này tuy có mối quan hệ mật thiết nhưng lại có nhiệm vụ đảm nhiệm hoàn toàn khác nhau. Vậy công việc của kế toán giá thành bao gồm những gì? Những điều cần chú ý khi làm công việc này có không? Hãy cùng Thái Phong tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho riêng mình nhé.

cong-viec-ke-toan-gia-thanh-1

Kế toán giá thành được hiểu như thế nào ?

Là bộ phận nhân sự đảm nhận việc xác định một cách chính xác và đầy đủ các loại chi phí và giá thành của sản phẩm. Mục đích là để xác định giá bán hàng một cách phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Có thể nói công việc của kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí. Vì sở dĩ hai bộ phận này luôn phải hợp tác, trao đổi với nhau để hoàn thành công việc sao cho hiệu quả nhất.

Kế toán giá thành phụ trách công việc gì trong doanh nghiệp ?

Công việc của kế toán giá thành vốn là công việc có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Giúp cho quản lý kiểm soát được chi phí hiệu quả thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin, đủ giá thành và chi phí.

Nhiệm vụ mà bộ phận kế toán giá thành đảm nhiệm được coi như cầu nối giữa bộ phận quản lý với những thông tin chuyên ngành.

Nội dung nhiệm vụ cụ thể đó là:

1. Tính giá thành của sản phẩm

Đây là nghiệp vụ cơ bản nhất của công việc này. Đối với nhiệm vụ này, người kế toán phải tổ chức tập hợp các loại chi phí để dựa vào đó để tính giá thành.

Đồng thời phải tổ chức công việc tính giá thành một cách hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Cụ thể là:

  • Lựa chọn các phương thức tính giá thành phù hợp với đặc điểm cùng với điều kiện tình hình phát triển của doanh nghiệp.
  • Chọn lựa tiêu thức phân phố chi phí sản xuất chung cho thành phần hoặc cho sản phẩm dở dang.
  • Xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành phần.
  • Tính toán kịp thời và chính xác về giá thành sản phẩm, công việc và lao vụ hoàn thành.
  • Hạch toán các tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo đúng phương pháp kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn.

cong-viec-ke-toan-gia-thanh-2

>> Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

2. Kiểm soát chi tiết kĩ lưỡng giá thành

  • Dựa vào từng sản phẩm, dịch vụ của từng đơn hàng, hợp đồng để tiến hành ghi chép chính xác.
  • Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí thực tế đã phát sinh trong suốt quá trình sản xuất.
  • Kiểm tra tình hình định mức chi phí của sản phẩm để dự toán hạ giá sản phẩm theo xu hướng chuyển đổi của thị trường.
  • Đối với khâu làm việc này, sau khí tính toán hạ giá sản phẩm phù hợp. Kế toán giá thành có thể so sánh mức giá này so với giá thành tiêu chuẩn để kết luận độ chênh lệch. Mục đích của việc này là để dự phòng kế hoạch khi mức độ chênh lệch quá lớn so với dự đoán hoặc phát hiện ra sự thất thoát. Để từ đó kế toán có thể bó với ban lãnh đạo để kịp thời đưa ra biện pháp kiểm soát.

>> Xem thêm: rà soát kiểm tra hóa đơn

3. Lập báo cáo công việc dựa theo định kỳ hoặc yêu cầu đột xuất

Hệ thống các báo cáo được thống kê bao gồm:

 – Báo cáo chi phí sản xuất:

Đây là bản báo cáo tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ tính giá thành gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ,…v.v

– Báo cáo giá thành:

Loại báo cáo tổng hợp hoặc báo cáo theo từngđơn hàng dựa vào từng sản phẩm dịch vụ hoàn thành.

– Báo cáo phân tích:

Bản báo cáo được lập thành các bảng tổng hợp – phân tích để so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch ( giá thành định mức ). Để từ đó đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất. Cũng như đưa ra đề xuất phù hợp cho lãnh đạo để nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Các loại báo cáo của kế toán

Ngoài các nhiệm vụ được kể trên thì kế toán giá thành còn có trách nhiệm thực hiện các công việc khác. Trong tường hợp được kế toán trưởng và ban lãnh đạo yêu cầu: phân loại, lưu trữ cần thận các chứng từ, sổ sách liên quan đến vị trí công việc chuyên ngành.

Phân loại giá thành và phương pháp tính giá thành trong công việc

Cách phân biệt các loại giá thành sản phẩm

Phân loại dựa trên thời điểm tính giá thành

Chẳng hạn như: Giá thành khi kế hoạch; giá thành khi định mức; giá thành thực tế của sản phẩm

Phân loại dựa trên phạm vi chi phí: giá thành khi sản xuất hay giá thành khi tiêu thụ trên thị trường.

Phương pháp để tính giá thành chính xác

Do tồn tại sự khác biệt cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành nên sinh ra sự phân biệt gữa các phương pháp. Về cơ bản thì các phương pháp đều được tính dựa trên các điều như: phương pháp trực tiếp; phương pháp hệ số; phương pháp định mức; phương pháp loại trừ sản phẩm phụ; phương pháp tính giá thành dựa trên từng đơn đặt hàng; phương pháp phân bước

Trên đây là tìm hiểu về công việc của kế toán giá thành của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marone – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *